Tên tuổi, lai lịch, ngoại hình:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 53 - 55)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

a. Tên tuổi, lai lịch, ngoại hình:

- Một người đàn bà vô danh – một số khơng trịn trĩnh – khơng tên, không tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản. Người vợ nhặt xuất hiện trong một tình huống éo le nhưng cũng thật bi hài. Trớ trêu thay khi cái đói khiến cho bản thân con người bị dồn ép đến bước đường cùng, phải chấp nhận theo không về làm vợ của một người đàn ông dù mới chỉ gặp hai lần. Theo không một người đàn ông vừa nghèo, vừa xấu, khơng có chút hứa hẹn nào về tương lai. - Thị xuất hiện với bộ dạng cứ gây ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc: “tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thân hình tiều tụy, khổ sở “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt.”

=> Thân hình ấy, cách ăn mặc ấy đã nói lên một sự thực xót xa: người ta đã quá nghèo, quá đói, thậm chí đang trên bờ vực chết đói.

b.Hành động theo khơng của nhân vật:

- Dường như cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất lòng tự trọng, sự e thẹn, bản chất dịu dàng của người phụ nữ. Gặp lại người đàn ông xa lạ lần thứ hai, thị đã sầm sập chạy đến “cong cớn đứng trước mặt”, sau đó gợi ý để được ăn và “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền

chẳng chuyện trị gì”.

- Quyết định theo khơng Tràng sau đó là một quyết định liều lĩnh, bất ngờ, khiến chính Tràng cũng phải ngạc nhiên. Theo khơng một người đàn ông xa lạ chưa hề biết gia cảnh, tên tuổi, quê quán, chấp nhận trao thân gửi phận cho một người mới chỉ ngỏ lời “tầm phơ tầm phào”. Người đàn bà đã khơng giấu được tình cảnh đói khát và ước mong chạy trốn cái đói của mình.

c.

Diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật:

- Trên đường về nhà, qua xóm ngụ cư, cái vẻ “cong cớn” khơng cịn. Chỉ cịn một người phụ nữ xấu hổ, ngượng nghịu và cũng đầy nữ tính. “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi

xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén và e thẹn”. Khi nhận thấy cái nhìn tị

mị của mọi người xung quanh “thị càng ngượng nghịu, chân

nọ bước díu cả vào chân kia”. Linh cảm của một người phụ

nữ đã mách bảo cho thị, thị ý thức được thân phận nghèo hèn của mình, thị xấu hổ vì cảnh ngộ theo khơng của mình. Bởi thị vẫn cịn lòng tự trọng.

- Bây giờ, Thị là vợ của Tràng, Thị bảo với Tràng: “Hoang nó

vừa chứ” khi anh cu Tràng vui vẻ khoe vừa mua hai hào dầu,

câu nói cụt lủn nhưng lại rất đủ đầy, đủ đầy tình cảm, đủ đầy trách nhiệm, đủ đầy cảm xúc, một câu nói thực sự đủ đầy của người phụ nữ mà bây giờ Tràng gọi là vợ.

- Bước chân về nhà chồng, nhìn thấy gia cảnh gieo neo trước mắt, thị nén một tiếng thở dài, thất vọng. Tiếng thở dài – chi tiết thật tinh tế mà Kim Lân đã lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm của mình, để thể hiện sự nhạy cảm, sự tinh tế trong từng thái độ cử chỉ của nhân vật Thị. Thị không muốn Tràng biết được sự thất vọng của mình, thị hiểu rằng đối với một người đàn ông “lòng tự trọng về gia cảnh” rất quan trọng. Chính vì vậy, dẫu có thất vọng bao nhiêu, người phụ ấy cũng nén hết để lại trong lòng.

- Vào đến trong nhà, thị đã được trả lại tất cả những gì là khiêm nhường, ý tứ, e dè của một nàng dâu nông thôn: chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” không hết ngượng nghịu, “tay ôm khư khư cái thúng”. Thế ngồi của Thị khi mới về nhà chồng là thế ngồi chênh vênh, không vững chắc, thế ngồi nửa vời. Đó cũng chính là tâm thế của Thị lúc bấy giờ, một tư thế đầy mặc cảm, cảm giác chông chênh, hụt hẫng, lo lắng,... nỗi buồn tủi đến giây phút này tự nhiên dâng ngập trong lòng người vợ nhặt. Thế nhưng, thị không để nỗi đau trào ra mà nén tất cả nước mắt vào trong, vì tủi nhưng khơng thể khóc được, vì thất vọng, hụt hẫng mà không thể sẻ chia thế nên tâm trạng của người đàn bà lúc này đang rối bời đến bội phần. - Với bà cụ Tứ - mẹ chồng của Thị, Thị luôn biết giữ lễ độ, mọi hành động, cử chỉ, lời nói đều rất lễ phép, đúng mực. - Sáng hơm sau, nàng dâu mới rất biết ý tứ. Cô dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp, gánh nước, giặt giũ, phơi phóng, sắp lại đồ đạc khiến cho sân ngõ, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Thị đã thay đổi hồn tồn qua điểm nhìn của Tràng: “Tràng nom thị hôm nay khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà

hiền hậu đúng mực....”

- Trong bữa cơm ngày đói, được mẹ chồng đãi món “chè

khốn” “ngon đáo để” Thị cũng nén cảm xúc của mình lại dù

món “chè khốn” thực chất là món cháo cám rất đắng, chát, khó ăn. Thị nuốt thẳng miếng cháo cám vì sợ mẹ phiền lịng. Thị bây giờ, đã là một người vợ, một cơ con dâu đảm đang, đúng mực, có một gia đình hạnh phúc, yên bình. Thị hướng tới một tương lai tươi sáng khi người phụ nữ này chính là người nói nhiều nhất về đồn người đi phá kho thóc của Nhật. Thị đã khai sáng cho Tràng và bà cụ Tứ để rồi hình ảnh đồn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ sao vàng cứ xuất hiện mãi trong tâm trí của Tràng.

=> Khơng tốn quá nhiều giấy mực, chỉ bằng những chi tiết ngắn gọn nhưng cũng thật đắt giá, Kim Lân đã xây dựng thành cơng nhân vật người vợ nhặt. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ với hình hài khốn khổ, tội nghiệp thế nhưng trong tâm hồn lại ẩn chứa sự nhạy cảm, tinh tế, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc khi đang ở bên bờ vực thẳm. Nhân vật này cũng là một trong những nhân vật biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Phân tích chi tiết:

Lật giở những trang văn thấm đẫm tình người của Kim Lân khi viết về nạn đói năm Ất Dậu 1945, ta chợt bắt gặp hình ảnh nhân vật thị hiện lên như là một thành công đặc sắc của Kim Lân trong nghệ thuật phân tích tâm trạng người phụ nữ cùng khổ trong nạn đói. Thị được miêu tả bằng những nét ám ảnh, xót thương, có vai trị tơ đậm tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm, Kim Lân đã dẫn người đọc khám phá cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội Việt Nam. Là “vợ nhặt”, là chi tiết và là tình huống truyện thắt nút cho diễn biến xoay quanh nhân vật người vợ trong tác phẩm. Từ “nhặt” mang lại cho đọc giả cái cảm giác rẻ rúng, bèo bọt của phận làm nữ nhi, gợi lên niềm xót thương cho số phận con người. “Vợ nhặt” nghe quá đỗi chân thực và vẽ lên hình ảnh người phụ nữ có một cuộc sống khó khăn, chẳng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn khi ngay cả một đám cưới nhỏ cũng khơng có hay chính xác hơn là một mâm cơm ngon cũng chỉ như giấc mộng hão huyền ngày cô về làm dâu nhà người ta.Trận đói đang diễn ra vơ cùng khủng khiếp. Qua ngịi bút của Kim Lân, nạn đói thật khủng khiếp. Người chết đói như ngả rạ. Quạ bay vù lên như những đám mây đen trên nền trời. Đồn người chạy đói từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt như những bóng ma xanh xám, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Mùi gây của xác người. Thị cũng chạy đói “ngồi vêu ra” cùng mấy chị con gái nơi cửa nhà kho. Thị hiện lên là một người đàn bà vô danh – một số khơng trịn trĩnh – không tên, không tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản.Không họ tên, không rõ q qn, tuổi tác, gia đình. Cái đói đã cướp đi tất cả. Người vợ nhặt xuất hiện trong một tình huống éo le nhưng cũng thật bi hài. Trớ trêu thay khi cái đói khiến cho bản thân con người bị dồn ép đến bước đường cùng, phải chấp nhận theo không về làm vợ của một người đàn ông dù mới chỉ gặp hai lần. Theo không một người đàn ơng vừa nghèo, vừa xấu, khơng có chút hứa hẹn nào về tương lai.

Lần đầu nghe Tràng hò “muốn ăn cơm trắng mấy giò...”, Thị bị mấy cô bạn “đẩy vai”. Thị “cười như nắc nẻ” cong cớn nói với Tràng: “Này nhà tơi ơi, nói thật hay nói khốc đấy?”. Thị “liếc mắt cười tít” làm cho anh cu Tràng “thích lắm”. Lần sau, Thị gặp lại Tràng thì đã thay đổi hẳn. Thị xuất hiện với bộ dạng cứ gây ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc: “tay vân

vê tà áo đã rách bợt”, thân hình tiều tụy, khổ sở “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”. Dưới chân

Thị là vực thẳm, là chết đói! Thị “sưng sỉa” trách Tràng là “điêu”, "leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt!". Thấy Tràng vỗ vào cái túi khoe “rích bố cu”, hai con mắt “trũng

hốy” của Thị tức thì sáng lên. Dường như cái đói đã làm thị

trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất lòng tự trọng,

sự e thẹn, bản chất dịu dàng của người phụ nữ. Thị “đon đả” với anh cu Tràng: “Ăn thật nhá!”. Thị đã ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc rồi thở, khen: "Hà, ngon!". Cũng biết đùa, biết trêu giai như phần đơng các cơ gái khác, nói với Tràng rất lẳng lơ: “Về chị ấy thấy hụt thì bỏ bố!”. Chỉ một câu nói

tầm phào của Tràng "làm đếch gì có vợ...”, thế là Thị theo về

ngay, “Thị về thật”. Quyết định theo khơng Tràng sau đó là một quyết định liều lĩnh, bất ngờ, khiến chính Tràng cũng phải ngạc nhiên. Theo khơng một người đàn ông xa lạ chưa hề biết gia cảnh, tên tuổi, quê quán, chấp nhận trao thân gửi phận cho một người mới chỉ ngỏ lời “tầm phơ tầm phào”. Người đàn bà đã khơng giấu được tình cảnh đói khát và ước mong chạy trốn cái đói của mình. Từ dáng điệu, cử chỉ đến cách ăn nói đối đáp, Thị vừa cong cớn, vừa thơ lỗ, sỗ sàng. Thị đã nhịn đói nhiều ngày. Cái đói hành hạ. Thị cần có nơi nương tựa để khỏi chết đói. Bản chất tốt đẹp của người con gái đã bị nạn đói, cái đói khủng khiếp cướp mất đi, che lấp đi. thật đáng thương! Thị có khác gì người ăn mày nọ:

"Ăn mày là ai? Ăn mày là ta! Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày!" (Ca dao)

Bản chất của người con gái đói khổ khơng rõ họ tên này không phải là xấu. Cách kể, cách tả của Kim Lân rất đôn hậu, nhiều bao dung, thương cảm, đem đến cho ta nhiều xúc động. Trên đường về nhà, qua xóm ngụ cư, cái vẻ “cong cớn” khơng cịn. Chỉ cịn một người phụ nữ xấu hổ, ngượng nghịu và cũng đầy nữ tính. “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi

xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén và e thẹn”. Khi nhận thấy cái nhìn tị

mò của mọi người xung quanh “thị càng ngượng nghịu, chân

nọ bước díu cả vào chân kia”. Linh cảm của một người phụ

nữ đã mách bảo cho thị, thị ý thức được thân phận nghèo hèn của mình, thị xấu hổ vì cảnh ngộ theo khơng của mình. Bởi thị vẫn còn lòng tự trọng. Bây giờ, Thị là vợ của Tràng, Thị bảo với Tràng: “Hoang nó vừa chứ” khi anh cu Tràng vui vẻ khoe vừa mua hai hào dầu, câu nói cụt lủn nhưng lại rất đủ đầy, đủ đầy tình cảm, đủ đầy trách nhiệm, đủ đầy cảm xúc, một câu nói thực sự đủ đầy của người phụ nữ mà bây giờ Tràng gọi là vợ.

Bước chân về nhà chồng, nhìn thấy gia cảnh gieo neo trước mắt, thị nén một tiếng thở dài, thất vọng. Tiếng thở dài – chi tiết thật tinh tế mà Kim Lân đã lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm của mình, để thể hiện sự nhạy cảm, sự tinh tế trong từng thái độ cử chỉ của nhân vật Thị. Thị không muốn Tràng biết được sự thất vọng của mình, thị hiểu rằng đối với một người đàn ơng “lịng tự trọng về gia cảnh” rất quan trọng. Chính vì vậy, dẫu có thất vọng bao nhiêu, người phụ ấy cũng nén hết để lại trong lòng.

Vào đến trong nhà, thị đã được trả lại tất cả những gì là khiêm nhường, ý tứ, e dè của một nàng dâu nông thôn: chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” không hết ngượng nghịu, “tay ôm khư khư cái thúng”. Thế ngồi của Thị khi mới về nhà chồng là thế ngồi chênh vênh, không vững chắc, thế ngồi nửa vời. Đó cũng chính là tâm thế của Thị lúc bấy giờ, một tư thế đầy mặc cảm, cảm giác chông chênh, hụt hẫng, lo lắng,... nỗi buồn tủi đến giây phút này tự nhiên dâng ngập trong lịng người vợ nhặt. Thế nhưng, thị khơng để nỗi đau trào ra mà nén tất cả nước mắt vào trong, vì tủi nhưng khơng thể khóc được, vì thất vọng, hụt hẫng mà khơng thể sẻ chia thế nên tâm trạng của người đàn bà lúc này đang rối bời đến bội phần. Chưa gặp bà cụ Tứ, Thị rất băn khoăn lo lắng “mặt bần

thần”. Đứng trước mặt mẹ chồng, trông Thị rất đáng thương:

“cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Nghe bà cụ Tứ nói: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” Thị “vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ”. Đó là tâm trạng của một người con gái lấy chồng không một quả cau, một lá trầu, không cưới. Tủi cho cảnh ngộ. Tủi cho duyên số. Thật đáng thương bao!

Thị cũng có nhiều biểu hiện rất nữ tính “hay đáo để”. Cái “liếc mắt cười tít” lần đầu gặp Tràng. Cái phát đánh đét vào lưng Tràng với tiếng mắng yêu: “Khỉ gió”. Một lời trách nhẹ chồng: “... chuyện dai thế, đợi sốt cả ruột”. Một cái củng vào trán Tràng kèm theo câu nói yêu: “Chỉ được

cái thế là nhanh. Dơ!”. Sau bao tháng ngày, chạy đói, sống

vất vưởng lang thang nơi đầu đường xó chợ, cái chết đói đến dần, Thị đã trở thành vợ của Tràng, dù còn nhiều thử thách lo lắng, nhưng Thị đã có sự đổi đời. Niềm vui trong tối tân hơn thể hiện cảm động niềm khát khao hạnh phúc của một người phụ nữ trong đói khát hoạn nạn. Hạnh phúc muộn màng nhưng đáng q giá biết bao! Ngịi bút hóm hỉnh của Kim Lân thể hiện bao trân trọng trước niềm vui hạnh phúc và sự đổi đời của vợ chồng Tràng.

Nhân vật vợ Tràng có nhiều thay đổi tốt đẹp. Sáng hôm sau, nàng dâu mới rất biết ý tứ. Dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, xây đắp tổ ấm hạnh phúc. Thị đã thay đổi hồn tồn qua điểm nhìn của Tràng: “Tràng nom thị hơm nay khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà

hiền hậu đúng mực...” Tiếng chổi quét sân của Thị "kêu sàn

sạt trên mặt đất” tưởng như niềm vui đang xôn xao trong lòng Thị? Thị "lẳng lặng" đi vào bếp dọn bữa ăn sáng, Tràng cảm thấy vợ mình rất đáng yêu. Bà cụ Tứ đã có “nàng dâu mới”, Tràng đã có vợ. Nhà thêm người, thêm bát đũa, thêm nhân lực. Thị đã đem sinh khí, thơng tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng.

Trong bữa cơm ngày đói, được mẹ chồng đãi món “chè

khốn” “ngon đáo để”. Thị cũng nén cảm xúc của mình lại dù

món “chè khốn” thực chất là món cháo cám rất đắng, chát, khó ăn. Thị nuốt thẳng miếng cháo cám vì sợ mẹ phiền lịng. Thị bây giờ, đã là một người vợ, một cơ con dâu đảm đang, đúng mực, có một gia đình hạnh phúc, yên bình. Thị hướng

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 53 - 55)