Lời nhắn gửi quan trọng nhất của một truyện ngắn thường

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 112 - 113)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

1. Lời nhắn gửi quan trọng nhất của một truyện ngắn thường

cất lên từ tình huống truyện, từ những gì hiện ra như một khoảnh khắc của đời sống mà tại đó xuất hiện một tương quan bất thường nào đấy.

Cái bất thường của tình huống truyện Chiếc thuyền ngồi xa là một nghịch lý oái oăm, trớ trêu: Một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích, nhưng khi nhìn gần, nhìn vào bên trong thì như một câu chuyện cổ đầy quái đản - đó là thảm trạng bạo hành tồi tệ, dã man, nhức nhối của chính cái gia đình sống trên chiếc thuyền đó: Chồng đánh vợ, con đánh bố; trong cảnh đói nghèo triền miên - những khi ông trời làm động biển, suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối...

Đối diện với nghịch cảnh ấy, nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh vỡ lẽ: Hóa ra cái đẹp bề ngoài thường che lấp cái xấu ở bên trong. Đến với cuộc sống, tìm hiểu cuộc sống mà chỉ đứng ngồi, đứng từ xa để ngắm nhìn, anh sẽ chỉ thấy được cái bề ngồi, khơng bao giờ đến được, thấy được sự thật cuộc đời.

Nghệ thuật phản ánh đời sống mà chỉ chụp ảnh cái bề ngoài dù đẹp đến mức cảnh đắt trời cho, vẻ đẹp tồn bích đi nữa cũng chỉ là thứ nghệ thuật giả dối, cái đẹp giả dối, là cái đẹp phi đạo đức.

Giải mã nghịch lý của tình huống truyện, ta nghe được lời đề nghị của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời và cả lời kêu gọi: Hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống. Muốn vậy, người nghệ sĩ phải hiểu biết cuộc đời cặn kẽ như chính mình làm ra nó.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w