Nghĩa nhan đề:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 49)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

1 nghĩa nhan đề:

- “Vợ nhặt” = “vợ” (danh từ) + “nhặt” (động từ). Nhưng khi ghép thành một từ thì động từ “nhặt” trở thành tính từ, “vợ

nhặt” ở đây dùng để định danh một loại vợ.

- “Vợ nhặt” là vợ theo không, người vợ không mai mối, không lễ nghĩa cưới xin. Lẽ thường, chúng ta chỉ biết tới việc nhặt nhạnh những đồ vật, vật dụng nhỏ bé như nhặt cọng rơm ngọn cỏ, thế nhưng ở đây, có một sự thật thật trớ trêu và bi hài đó là nhặt được vợ.

- Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hồn cảnh, số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã chấp nhận theo không một người đàn ông. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ

nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa

trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch.

- Nhan đề của tác phẩm mang sức mạnh tố cáo xã hội phong kiến và bọn thực dân đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng thế nhưng chính câu chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹpcủa nhân dân lao động, họ vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống, đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm.

- Khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chúng ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 49)