Màn đối thoại giữa hồn TB và xác HT:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 151 - 153)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: LưuQuang Vũ

1. Màn đối thoại giữa hồn TB và xác HT:

- TB đã chết một cách vơ lí do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào nhưng sự “sửa sai” của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khun của Đế Thích nhằm trả lại cơng bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vơ lí hơn: linh hồn phải trú nhờ trong một thể xác khác.

=> Tại đây, ý thức được điều này, linh hồn Trương Ba đã dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập.

 Diễn biến cuộc đối thoại:

- Trương Ba “ơm đầu”, bứt tóc, u uất.

- Độc thoại, kết hợp cùng lúc 3 từ phủ định liên tiếp: “khơng... khơng...khơng” bằng một giọng điệu dứt khốt. => Hồn Trương ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Lời thoại của Hồn là các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc.

- Xác hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật với giọng điệu châm chọc, mỉa mai, đầy thách thức khiến Hồn càng thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác trên đà thắng thế nên rất hả hê tuôn ra những lời thoại dài, khi thì cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích.

 Nhận xét:

- Trong cuộc đối thoại, xác thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba:

+ Chủ động tuyên chiến khi hồn khao khát được tồn tại riêng mình, độc lập.

+ Thách thức, giễu cợt, mỉa mai hồn “có đấy, xác thịt có

tiếng nói đấy”, “có thật thế khơng?”

+ Cao giọng, khối trí địi hồn phải trả lời thành thật. + Xác lợi khẩu khi đưa ra lí lẽ mềm dẻo trong thuyết phục, tranh luận.

=> Xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó, uy quyền của nó, sự chi phối khủng khiếp của nó .

- Hồn Trương Ba dần trở thành người đuối lí trong cuộc đối thoại:

+ Từ chỗ cao giọng phủ nhận: vơ lí mày khơng thể biết nói, mày khơng có tiếng nói đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói. + Từ chỗ phủ định quyết liệt, lớn giọng khi xác đưa ra những bằng chứng về sức mạnh sai khiến của nó đến chỗ không dám trả lời, lúng túng trong những câu nói đứt quãng. + Từ chỗ hăng hái đấu lí đáp lại tất cả những lí lẽ xác đưa ra đến chôc bịt tai lại “ta không muốn nghe mày nữa”. + Từ cách xưng hô “mày - ta” vào đầu cuộc đối thoại. + Từ mạnh mẽ đầy khí thế đấu tranh đến tiếng kêu “trời” tuyệt vọng và dáng dấp bần thần.

=> Cuộc đối thoại này cũng cho thấy sự ngộ nhận của hồn về chính mình sau bấy

nhiêu chuyện đã xảy ra đối với gia đình và bản thân.  Ý nghĩa của màn đối thoại:

- Linh hồn và thể xác có mỗi quan hệ hữu cơ. - Cái xấu sẽ dễ lấn át khi sống trong dung tục.

- Linh hồn phải luôn luôn đấu tranh với ham muốn của thể xác để hồn thiện bản thân.

Phân tích chi tiết:

TB đã chết một cách vô lý do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào nhưng sự “sửa sai” của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khun của Đế Thích nhằm trả lại cơng bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vơ lí hơn: linh hồn phải trú nhờ trong một thể xác khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia nay vì phải sống mượn, gá, lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị xác hàng thịt sai khiến. Đáng sợ hơn, linh hồn TB dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường xác thịt anh đồ tể. Ý thức được điều đó linh hồn TB dằn vặt đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập.

Hồn TB cho rằng: “ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn,

trong sạch, thẳng thắn”, xác “khơng có tiếng nói”, “khơng có tư tưởng”, “khơng có cảm xúc”, “chỉ là xác thịt âm u đui

mù”, nếu có tiếng nói thì đó chỉ là tiếng nói của con thú, tiếng nói của bản năng. Xác hàng thịt khẳng định: “ông không tách

khỏi tôi được đâu dù tơi chỉ là thân xác”. Lí lẽ mà xác đưa ra

là “hai ta đã hòa với nhau làm một rồi” “ông phải tồn tại nhờ

tơi mà cịn nhận là ngun vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Hồn

chẳng có cách nào chối bỏ được xác vì xác là hồn cảnh mà hồn buộc phải quy phục, là “cái bình để chứa đựng linh hồn”. Xác chứng minh ảnh hưởng ghê gớm của mình, đơi khi át cả cái linh hồn cao khiết bằng những dẫn chứng cụ thể: “khi ông

ở bên nhà tôi, khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng nực, cổ nghẹn lại”, “món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ thứ thú vị khác”, “cơn giận của ơng lại có thêm sức mạnh của tơi đã làm cho ơng tát thằng con trai tóe máu mồm máu mũi”. Hồn phủ nhận những dẫn chứng xác nêu ra không

phải là hành động xuất phát từ ý thức của mình: “Đấy là mày

chứ, chân tay mày, hơi thở mày”.

Trước những đánh giá, cơng kích mình thấp kém, xác tìm kiếm giải pháp cho sự tồn tại hịa bình mang tên “hồn Trương

Ba da hàng thịt” bằng “trò chơi tâm hồn”. Luật chơi là: hồn

cứ nghĩ là mình cao khiết thánh thiện, làm điều gì xấu cứ đổ tội cho xác để được thanh thản, bù lại hồn sẽ làm đủ mọi việc để thỏa mãn những khát thèm của xác. Hồn cho rằng đó là những lí lẽ ti tiện, khơng thể chấp nhận được.

Trong cuộc đối thoại, xác thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba. Xác chủ động tuyên chiến khi hồn khao khát được tồn tại riêng mình, độc lập, thách thức, giễu cợt, mỉa mai hồn “có đấy, xác thịt có tiếng nói đấy”, “có thật thế

khơng?” Sau đó cao giọng, khối trí địi hồn phải trả lời thành

thật, xác biết rõ người ta nghĩ gì về mình. Đồng thời cũng tỏ ra thấu hiểu từ điệu bộ lúng túng bên ngoài đến những biện luận bên trong tìm kiếm sự thanh thản và vơ tội của hồn.

Xác lợi khẩu khi đưa ra lý lẽ mềm dẻo trong thuyết phục, tranh luận: khi thì sử dụng lý lẽ, lúc đưa ra bằng chứng, khi thò cao giọng, thách thức, lúc buồn rầu thanh minh, khi thì đắc ý tinh quái, lúc lại vuốt ve xoa dịu, an ủi, vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa trắng trọn, phỉ bám. Thật vậy, xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó, uy quyền của nó, sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn đối thoại là “cái hồn ương

bướng” lại tìm về chỗ trú thân là xác anh hàng thịt.

Hồn Trương Ba dần trở thành người đuối lí trong cuộc đối thoại. Từ chỗ cao giọng phủ nhận: vơ lí mày khơng thể biết nói, mày khơng có tiếng nói đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói nhưng đó là tiếng nói của bản năng thấp kém, tầm thường. Từ chỗ phủ định quyết liệt, lớn giọng khi xác đưa ra những bằng chứng về sức mạnh sai khiến của nó đến chỗ khơng dám trả lời, lúng túng trong những câu nói đứt quãng: “ta...ta đã bảo mày im đi”, “nhưng... nhưng”. Từ chỗ hăng hái đấu lý đáp lại tất cả những lí lẽ xác đưa ra đến chơc bịt tai lại “ta không muốn nghe mày nữa”. Từ cách xưng hô “mày

- ta” vào đầu cuộc đối thoại, xác đã tinh ý nhận ra khi cuộc

đối thoại ở vào hồi kết:“…ấy đấy ông bắt đầu gọi tôi là anh

rồi đấy”. Từ mạnh mẽ đầy khí thế đấu tranh đến tiếng kêu

“trời” tuyệt vọng và dáng dấp bần thần, tội nghiệp nhập lại thân xác anh hàng thịt cho người đọc cảm giác dường như hồn đã bị dồn vào con đường cụt, khơng lối thốt, đành phải chấp nhận sự an bài, hòa thuận “hồn TB da hàng thịt”. Cuộc đối thoại này cũng cho thấy sự ngộ nhận của hồn về chính mình sau bấy nhiêu chuyện đã xảy ra đối với gia đình và bản thân. Hồn vẫn cho rằng mình nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, mọi tội lỗi đều do thân xác gây ra.

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của kẻ nắm giữ sự thắng thế, chứng tỏ được uy quyền chi phối khủng khiếp của nó với linh hồn, nó cũng cho thấy sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng “Ta vẫn có một

đời sống riêng trong sạch, nguyên vặn, thẳng thắn...”. Tuy

nhiên, cả hai đều bộc lộ sự cực đoan bởi con người có hai phần hồn và xác – đó phải là một thể thống nhất, bất cứ sự chênh lệch nào cũng sẽ nảy nịi bi kịch. Linh hồn và thể xác vốn khơng tách rời được nhau, cuộc tranh đấu giữ hồn và xác là cuộc đấu tranh giữ cao cả và dục vọng, thấp hèn giữa phần con và phần người. Đó chính là lời cảnh cáo sâu xa của Lưu Quang Vũ. Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt bị cái dung tục chi phối, khơng thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác. Khơng thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ, hồn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w