Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của bản tuyên ngôn:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 139 - 141)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác:

1. Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của bản tuyên ngôn:

tun ngơn:

- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tun ngơn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

- Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp:

+ Trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại.

+ Sau nữa là “suy rộng ra...” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.

=> Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.

+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc Cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản Tuyên Ngôn ngang hàng nhau) cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo.

- Cách mở bài rất đặc sắc: từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc.

Câu văn “Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

=> Đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.

- Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người khơng chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà cịn tun bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.

* Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ

sở pháp lý của bản Tuyên Ngơn, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.

Phân tích chi tiết:

Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của dân tộc ấy. Bác dẫn lời trong tuyên ngôn của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi

người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Người cịn dẫn bản Tun ngơn nhân quyền và dân

quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Ở đó có đoạn: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải, những chân lí mà thế giới đã thừa nhận. Chính từ hai chân lý đó, Người đã chỉ ra được một chân lí thứ ba, buộc mọi người phải thừa nhận: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả

các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hồ

Chí Minh đã mượn hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ, và hai bản tuyên ngơn này cũng được nhân dân tiến bộ trên tồn thế giới cơng nhận để làm cơ sở pháp lí cho bản Tun Ngơn Độc Lập của nước Việt Nam thì khơng có lí nào mà nhân dân thế giới khơng công nhận bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước ta.

Viết bản tuyên ngôn, Bác đã sử dụng một ngôn ngữ lập luận vừa khôn khéo lại vừa kiên quyết. Nói là khơn khéo bởi Người đã lấy lời lẽ trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để so sánh với việc làm đồi bại của chúng ở Việt Nam ngót một thế kỷ qua, để phanh phui bộ mặt thật của bọn thực dân, xé toang chiêu bài của chúng trên trường quốc tế. Trong tranh luận khơng gì thú vị bằng việc lấy lời lẽ của đối phương để “khóa miệng” của đối phương. Đó chính là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” trong tranh luận. Những kẻ chuyên mang quân đi xâm lược nhưng ngồi miệng ln nói về quyền tự do, bác ái ấy đã bị Người sử dụng chính cây gậy độc lập dân tộc đập lại vào lưng.

Ngồi ra, những lí lẽ Người sử dụng cịn thể hiện một sự kiên quyết. Thơng qua phần một của bản tuyên ngôn, người đã ngầm cảnh cáo nước Pháp rằng nếu chúng thực sự đem quân đi xâm lược nước ta thì lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà cha ơng họ đã giương cao từ thế kỉ trước sẽ bị vấy bẩn, sẽ chà đạp lên truyền thống tốt đẹp mà cha ông họ đã dày công vun đắp. Hơn thế nữa, qua việc trích dẫn Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, Bác đã đặt ngang hàng bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam với bản tuyên ngôn của nước Pháp. Vẫn biết rằng tuyên ngôn là hệ quả tất yếu của Cách mạng, vậy nên ta có thể thấy Người đã đặt Cách mạng tháng Tám của ta ngang hàng với cuộc cách mạng tư sản Pháp trong khi Pháp đang tìm cách phủ nhận thành quả Cách mạng tháng Tám của ta. Như vậy giờ đây, nếu Pháp phủ nhận thành quả

cách mạng của ta thì nghĩa là chúng cũng sẽ phủ nhận thành quả cách mạng của chính mình, đi ngược lại bánh xe của lịch sử và sa vào chủ nghĩa xét lại mà cả thế giới đang lên án. Và với ý nghĩa đó, dân tộc Việt Nam cũng đã sánh ngang với hai cường quốc Pháp và Mỹ, chứ khơng cịn là một quốc gia nhược tiểu trên bản đồ thế giới với cái tên: Thuộc địa thuộc Pháp nữa.

Ở đây nếu để ý, người yêu văn sẽ dễ dàng nhận thấy nếu trong cả hai bản tun ngơn của Pháp và Mỹ đều có đề cập đến quyền con người thì Tun Ngơn Độc Lập của Hồ Chí Minh lại nói về quyền dân tộc. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của Hồ Chí Minh bởi lẽ đối với một dân tộc thuộc địa như ở Việt Nam, khi quyền dân tộc chưa có được thì quyền con người ngàn năm khơng bao giờ có. Nhân dân Việt Nam đấu tranh để bảo vệ quyền dân tộc là họ đang đấu tranh để bảo vệ quyền con người. Vì vậy, Tun Ngơn Độc Lập của Hồ Chí Minh là bản tun ngơn nhân quyền mang sắc thái quốc tế.

Lúc đó, bọn thực dân Pháp đang đe dọa nền độc lập của dân tộc, bản tuyên ngôn là một lời cảnh bảo cho Pháp và những nước đang nhăm nhe xâm lược nước ta. Đẩy lùi nguy cơ ấy phải là cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài của toàn dân. Nhưng cuộc chiến đấu ấy rất cần đến sự đồng tình và ủng hộ nhân loại tiến bộ. Muốn vậy phải xác lập cơ sở pháp lí của cuộc kháng chiến, phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan luận điểm xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháp hóa” cuộc xâm lược của chúng ta trước dư luận quốc tế. Bản Tuyên ngôn đã giải quyết được yêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Như vậy, ngay từ mươi dịng đầu, bằng cách lập luận vơ cùng chặt chẽ, lập luận sắc sảo, đanh thép, Hồ Chí Minh xứng đáng là nhà văn của nhân loại như lời nhận định củaMuydenstande. Qua phần mở đầu Tun Ngơn Độc Lập, ta cịn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lịng người. Tun Ngơn Độc Lập là “lời Non Nước” cao cả và thiêng liêng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 139 - 141)