9 câu thơ đầ u Lý giải về cội nguồn Đất Nước:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 65 - 68)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Nguyễn Khoa Điềm

1. 9 câu thơ đầ u Lý giải về cội nguồn Đất Nước:

- Câu thơ mở đầu viết theo thể câu khẳng định.

+ Cách nói “Đất Nước đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của Đất Nước.

+ “Ta”: Là chủ thể trữ tình, người kể chuyện, người đại diện nhân xưng cho cả thế hệ trẻ. Nói lên được ý thức tìm hiểu cội nguồn của Đất Nước.

- Đưa người đọc lạc vào miền cổ tích bằng cụm từ quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa” – thời gian nghệ thuật mang tính chất phiếm chỉ, huyền hồ, huyền thoại.

+ Định vị trong tâm thức người đọc một ý niệm Đất Nước đã có từ rất lâu đời . Đó là Đất Nước của nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết.

- Liên hệ: “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

- Đất Nước buổi ban đầu được thể hiện qua một nét sống giản dị của người mẹ, người bà Việt Nam đó là phong tục ăn trầu. + “Miếng trầu”: Là kết tinh của mọi thăng trầm lịch sử. (+) Gợi nhớ về câu chuyện cổ tích “Sự tích Trầu cau” – câu chuyện cổ xưa nhất.

(+) Là biểu tượng cho tình u, vật chứng cho lứa đơi. (+) Là biểu tượng tâm linh của người Việt.

- “Lớn lên”: Chỉ sự trưởng thành của Đất Nước.

+ Câu thơ gợi nhắc đến truyền thuyết “Thánh Gióng: Ba tuổi đã biết xông pha trận vàng, vươn vai trở thành chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làm ngà đánh giặc

=> Biểu tượng khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất.

+ Liên hệ: Bài thơ “Quang vinh Tổ quốc chúng ta” – Tố Hữu

“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên, đánh đuổi giặc Ân. Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù rèn thép làm roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt Lũ sát nhân cướp nước hại nòi.”

- Song hành với vẻ đẹp ấy là hình ảnh cây tre Việt Nam – biểutrưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân ta: Thật thà, chất phác, đôn hậu, thủy chung, u hịa bình.

+ Liên hệ: Bài thơ “Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy.

“Tre xanh Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

- Vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục “bới tóc”. Tạo cho người phụ nữ vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng.

+ Liên hệ:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới Để chi dài cho rối lòng anh”

+ “Gừng cay muối mặn”: Nhắc nhớ về tấm lòng thủy chung, tình nghĩa, sự gắn bó keo sơn.

=> Truyền thống quý báu của nhân dân ta. + Liên hệ:

“Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

- Cách đặt tên giản dị “Cái kèo, cái cột”: Bắt nguồn từ việc đặt tên cho những vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lấy tên của chính những vật đó để đặt tn cho con cái. + Cũng bởi người xưa quan niệm đã tên con càng xấu thì càng dễ nuôi.

- Nghề đặc trưng nhất của ngành nông nghiệp - nghề trồng lúa nước.

+ Sử dụng thành ngữ “một nắng hai sương”: gợi lên sự cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó của cha ơng ta trong đời sống nông nghiệp.

+ Liên hệ:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

- Câu thơ cuối khép lại bằng 1 câu khẳng định với niềm tự hào. Sử dụng từ chỉ thời gian “ngày đó”: Nói về thời gian ra đời của Đất Nước, dù khơng cụ thể nhưng đó là ngày ta có truyền thống, phong tục, văn hóa .

Phân tích chi tiết:

Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trích đoạn thơ của mình bằng lời hồi đáp cho câu hỏi: “Đất nước có tự bao giờ?”:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Hai chữ “Đất Nước” vang lên trong trang thơ đầy thiết tha, trìu mến. Độc giả sẽ phát hiện một điều khác lạ đó là xuyên suốt trong cả đoạn thơ này từ “Đất Nước” đều được viết hoa. Chia sẻ về lý do tại sao lại trình bày như vậy, Nguyễn Khoa Điềm lý giải với ông đất nước không đơn thuần là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồngthời bài tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, trân trọng dành cho đất nước. Điệp từ “Đất Nước” vang vọng suốt cả trường ca như một khúc nhạc thiết tha gợi cảm xúc, đưa ta về một miền không gian nối dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Hai từ thiêng liêng ấy không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn “làm bạn” với rất nhiều thi sĩ khác:

“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

(Nguyễn Đình Thi)

hay:

“Đất nước tơi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ.

Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh khơng về mình mẹ lặng im...” (Tạ Hữu Yên)

Và đất nước cứ như thế trở thành một danh từ thiêng liêng trong trái tim của bất cứ ai, chỉ cần trái tim còn đập trong lồng ngực nhỏ. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm bàn về vấn đề chính luận, thời sự, nhưng lại sử dụng đại từ xưng hô “ta” thể hiện nét tâm tình trị chuyện thân mật giữa người con trai với người con gái, giữa “anh” và “em” về đất nước. Người con trai ở đây – “ta” như đang muốn cắt nghĩa, lý giải về cội nguồn, sự lớn lên của đất nước cho người con gái anh yêu. Tuy nhiên nếu mở rộng ý thơ, “ta” ở đây cũng có thể coi là tất cả mọi người, là một cách nói bao hàm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Cách xưng hô khiến vấn đề trừu tượng, lớn lao như đất nước nay trở nên gần gũi, rõ ràng, cụ thể. Điều này thể hiện rất rõ phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả. Nhà thơ khẳng định sự hình thành của đất nước qua ba chữ: “đã có rồi” khiến cho hình ảnh đất nước bỗng sừng sững, hiện hữu trong lòng người đọc. Theo cách lý giải của Nguyễn Khoa Điềm thì “đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh

hằng, đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Cho nên “khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!”. Lời khẳng định này thể hiện sự

tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử. Đất nước cũng như trời và đất, khi ta sinh ra đã có đất và trời cũng như vậy, ta không biết được đất nước hình thành từ bao giờ, chỉ thấy hiện diện xung quan ta với những

gì thân thương nhất. Những câu thơ tiếp theo tác giả triển khai và làm sáng rõ vấn đề được nên ra ở câu thơ đầu: “Đất

nước đã có từ rất lâu đời”. Ngược về quá khứ xa xôi, tuổi thơ

của mỗi người lớn lên trong những lời ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ:

“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể”

Tác giả đã mượn chất liệu dân gian để diễn tả về sự ra đời của đất nước. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” đưa chúng ta về một miền thăm thẳm, xa xơi. Nơi đó có hình ảnh của cơ Tấm dịu hiền, Thạch Sanh lương thiện, bà tiên ông bụt với những phép màu diệu kỳ giúp đỡ cho những người ở hiền gặp nạn,.. Là người Việt, ai mà không biết tới những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ êm đềm đó. Và đất nước có trong những điều xa xưa ấy, tức là đất nước đã xuất hiện trước khi những câu chuyện này có mặt trong kho tàng dân gian đầy sắc màu. Khi những câu chuyện cổ có mặt trong đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta, ta lại thấy hình hài đất nước trong đó. Là đất nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện, cổ tích, truyền thuyết. Chính những câu chuyện và lời ru thân quen thủa nào là nguồn sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn ta hướng về những điều tốt đẹp. Nhà thơ Lâm Thị

Mỹ Dạ đã từng rất xúc động khi viết về ý nghĩa của kho tàng

truyện cổ:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”

Khơng chỉ có trong cái “ngày xửa, ngày xưa” Nguyễn Khoa Điềm còn xác định buổi ban đầu ấy qua một nét sống giản dị trở thành phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta đó là phong tục ăn trầu:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Hình ảnh đất nước lớn lao kì vĩ, đối lập với hình ảnh miếng trầu bé nhỏ. Hình thức câu thơ có vẻ phi lý nhưng lại cực kỳ hợp lý xuất phát từ chân lý: “Những điều lớn lao đều được bắt đầu từ những điều nhỏ bé”. Câu thơ gợi nhắc về truyện cổ tích: “Sự tích trầu cau” được xem là câu chuyện xưa nhất trong các câu chuyện cổ. Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt nguồn từ chính câu chuyện này. Điều này cho thấy miếng trầu nhỏ bé được nhắc tới chứa đựng trong đó là cả 4000 năm lịch sử, 4000 năm phong tục cùng truyền thống hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trải qua thời gian đằng đẵng, miếng trầu trở thành hình ảnh thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt: miếng trầu giao duyên, miếng trầu cưới hỏi,... Và từ đó, hình ảnh này trở nên quen thuộc trong thơ ca:

“Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng”

Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp trở thành khởi nguyên cho đất nước, Nguyễn Khoa Điềm cịn nhấn mạnh vào q trình lớn lên của đất nước song hành cùng truyền thống đánh giặc giữ nước trong suốt 4000 năm của dân tộc ta:

“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Hai chữ “lớn lên” để chỉ sự trưởng thành của đất nước. Câu thơ gợi nhắc bạn đọc tới 2 hình ảnh: cây tre và truyền thuyết “Thánh Gióng”. Bao đời nay, tre khơng cịn là hình ảnh xa lạ đối với đời sống của người dân Việt Nam. Nó đã đi vào trong những tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa với những đặc điểm tượng trưng cho phẩm cách của con người Việt Nam như:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

(Nguyễn Duy)

Người Việt Nam giống như những cây tre thẳng tắp, mạnh mẽ, kiên cường. Cây tre ấy cũng gắn liền với hình ảnh Thánh Gióng – cậu bé vụt lớn trở thành tráng sĩ, nhổ tre bên đường diệt giặc Ân khỏi bờ cõi Việt:

“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân”

(Tố Hữu)

Cũng từ đó, Thánh Gióng trở thành biểu tượng khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất. Truyền thống vẻ vang ấy đã đi theo suốt chặng đường lịch sử dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đã có biết bao nhiêu người con gái con trai sẵn sàng lên đường ra mặt trận. Họ ra đi mang trong mình lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những tháng năm ấy và cả những năm tháng sau này, truyền thống yêu nước vẫn ln là cội nguồn, là dịng huyết chảy trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Cùng với đó, đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mỹ tục tốt đẹp. Nhà thơ đã đề cập đến tập tục bới tóc của người phụ nữ Việt Nam qua câu thơ:

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Do cơng việc trồng lúa nước, phải lội xuống ruộng nên người phụ nữ phải bới tóc cho gọn gàng. Lâu dần điều đó trở thành nét đẹp mang đậm tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tóc cuộn búi cao sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng. Nét đẹp ấy khiến người đọc chúng ta gợi nhớ tới câu ca dao:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới Để chi dài cho rối lòng anh”

(Ca dao)

Khơng chỉ thế, Nguyễn Khoa Điềm cịn cảm nhận về đất nước thông qua lối sống, tình cảm gắn bó giữa người với người, quan hệ đối xử giữa vợ và chồng, tình yêu chung thủy của vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối

mặn” . Trong kho tàng ca dao, tục ngữ đã có câu:

“Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Muối và gừng vốn là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm mượn câu ca dao, mượn vị mặn của muối, vị cay nồng của gừng để nói về tình u dài lâu, nồng thắm, tình cảm thủy chung, sự gắn bó keo sơn của vợ và chồng để làm nên một gia đình chan chứa hạnh phúc, u thương. Đó cũng là một truyền thống rất quý báu của nhân dân ta.

Khơng chỉ vậy, Đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường. Cội nguồn của đất nước cũng được tác giả cảm nhận từ cách đặt tên giản dị: “Cái kèo,

cái cột thành tên”. Ngơn ngữ Việt Nam có từ lâu đời, bắt

nguồn từ việc đặt tên cho những vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, lấy tên của chính những vật dụng ấy để gọi tên cho con cái. Bởi xa xưa, người Việt đã quan niệm đặt tên cho con càng xấu thì càng dễ ni. Hơn thế, là cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về truyền thống của con người Việt Nam cần cù, chịu khó, gắn với một nền văn minh nơng nghiệp. Để đất nước có được như ngày hơm nay, khơng thể khơng kể đến công sức lao động của thế hệ ông cha, hay nói cách khác là q trình dựng nước. Nhà thơ chọn ra một nghề đặc trưng nhất của ngành nông nghiệp- nghề trồng lúa nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã,

giần, sàng”. Bằng thành ngữ “một nắng hai sương” kết hợp

với một loạt động từ “xay, giã, giần, sàng” đã diễn tả rất cụ thể cơng việc của nhà nơng, kèm theo đó là nỗi vất vả, cực nhọc. Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm như phảng phất lời ca dao, cũng là lời khuyên răn:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Thành ngữ “một nắng hai sương” gợi ra sự cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ lao động của ông cha ta. Để làm ra hạt gạo ăn mỗi ngày đó là một q trình đầy vất vả. Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là mồ hôi mặn, là những nhọc nhằn của những người nông dân tần tảo sớm hôm.

Đất nước của chúng ta trưởng thành từ những vất vả, lam lũ, một nắng hai sương như thế .

Và sau tất cả những diễn giải ấy, tác giả một lần nữa khẳng định cội nguồn của đất nước

với niềm tự hào mãnh liệt nhất:

“Ngày đó” là một từ mang tính chất phiếm định về thời gian. Ngày đó khơng biết chính xác là ngày nào chỉ biết rất rõ một điều: Đất nước của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu đời. Từ khi có những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thời điểm bắt đầu của những thuần phong mỹ tục, truyền thống đánh giặc giữ nước và cả nền văn minh lúa nước được lưu giữ ngàn đời. Những nét văn hóa đẹp đẽ nhất được Nguyễn Khoa Điềm đưa vào thơ mình một cách tự nhiên, chân thật để cho mỗi người đọc hiểu rằng văn hóa chính là đất nước và chúng ta cần phải có trách nhiệm hiểu biết, gìn giữ những giá trị cốt lõi này. Chín dịng thơ khơng những thuyết phục bởi tư tưởng chính luận mà còn đi vào lòng người bởi vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 65 - 68)