12 câu tiế p Việt Bắc – Những con đường ra trận:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 38 - 41)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

6. 12 câu tiế p Việt Bắc – Những con đường ra trận:

“Những đường Việt Bắc của ta ...

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng”

- Hình ảnh hào hùng của đồn qn ra trận được thể hiện trong 4 câu thơ:

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

 Biện pháp so sánh, điệp từ, cùng nhịp thơ nhanh, mạnh như bước chân hành quân và chiến đấu của quân ta -> khắc họa khung cảnh và khí thế của đồn qn ra trận: mạnh mẽ, quyết chiến, quyết thắng.

 Đặc biệt hình ảnh “Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan” càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc.

 Hình ảnh “Ánh sao đầu súng” có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đầu súng” ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi.

- Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân cơng đỏ đuốc từng đồn” tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường.

- Hình ảnh của họ cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy lạc quan khơng kém những người lính. Bằng một cách nói cường điệu

“dấu chân nát đá”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước,

yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng qn thù của người nơng dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nịng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này

- Niềm tin bất diệt vào chiến thắng được thể hiện qua những câu thơ: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như

ngày mai lên”. Hình ảnh so sánh chân thực, khẳng định một

niềm tin tất thắng vào lí tưởng và cuộc chiến đấu chính nghĩa của ta.

- Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng. Những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân: “Tin vui chiến thắng trăm miền...Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”. Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước.

Khái quát:

Trong mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến, hình ảnh đồng bào, nhân dân luôn đồng hành cùng bộ đội ta, đóng góp vật

chất và sức lực để làm nên chiến thắng lịch sử cho dân tộc.

Phân tích cụ thể:

Biết bao gian khó đã trải qua, sức lực và lịng quyết tâm đã bao đêm dài nung nấu, cuộc chiến quyết định cũng đã đến. Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến qua bức tranh Việt Bắc ra quân. Ở đoạn thơ này, nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sơi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng; đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, con người Việt Bắc cùng sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân kháng chiến.

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

Ở ngay câu thơ đầu, Tố Hữu đã khẳng định “của ta” tiếng nói vang lên một cách đầy khảng khái, chắc nịch, hùng hồn. Vào năm 1938, anh thanh niên trẻ lúc bấy giờ vừa mới bắt đầu gặp lí tưởng của bản thân mình thì Tố Hữu vẫn ln xưng “tơi”, chữ

“tôi” ấy mang đậm sắc thái cá nhân của ông. Nhưng bây giờ,

ngay tại vần thơ này, Tố Hữu đã sử dụng “của ta”. Chàng thanh niên trẻ ngày nào bây giờ đã hịa nhập cuộc đời của mình vào cái ta chung của toàn dân tộc, đã hoà nhập sứ mệnh của bản thân vào sử mệnh của dân tộc. “Việt Bắc” là những con đường trong suốt cuộc chiến tranh được mở ra để phục vụ chiến đấu. Nhưng cũng có khi con đường ấy mang ý nghĩa tượng trưng, là ý nghĩa quá trình đi lên của cuộc kháng chiến cách mạng. Con đường ấy mở lối chiến công, và cũng là con đường ấy dẫn tới sự độc lập, tự do của tố quốc. Con đường máu lửa ấy đã trở thành con đường chiến thắng của Việt Bắc. Vì thế nên ấn tượng chung về sức mạnh dân tộc đã được gắn liền với ấn tượng về con đường chiến thắng này. Không những thế sức mạnh của quân và dân ta còn được đo bằng thước đo sông núi. Từ láy “đêm đêm”, “rầm

rập” thể hiện sự lặp đi lặp lại những âm thanh lớn, đồng loạt,

vang dội kết hợp sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “như là đất

rung”. Với từ "rầm rập" đặc sắc, cuộc ra trận của quân ta bỗng

trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:

“Xuân hãy xem! Cuộc diễn binh hùng vĩ Ba mươi mốt triệu nhân dân

Tất cả hành quân Tất cả thành chiến sĩ”.

(“Chào xuân 67” - Tố Hữu)

Vì thế mà bước chân của đồn qn ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại. Tiếp tục, hai câu thơ tiếp theo cũng là khúc hùng ca về đoàn quân ra trận với khí thế và sức mạnh ngút trời:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Hai từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng” đi liền ở hai câu thơ rất có sức gợi tả. Nó gợi lên hình ảnh của một đồn qn đông đúc,

vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đồn qn. Đó là một sự lớn mạnh của quân đội trước kẻ thù trong thời điểm lúc bấy giờ, quân và dân ta có thể đương đầu và đáp trả, đập tan mọi hành động của kẻ thù.

Hình ảnh ánh sao đầu súng là một hình ảnh tràn đầy hiện thực nhưng cũng rất đỗi lãng mạn. Đó có thể là ánh sao trời đang toả sáng, soi vào đầu súng thép của những người chiến sĩ đang bận rộn trong đêm tối, ánh sáng sao ấy thật đẹp, thật lung linh. Và ánh sao ấy cũng có thể là ngơi sao trên mũ của con người cách mạng. Ngôi sao ấy là biểu tượng cho ngôi sao trên lá cờ đầy màu máu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ấy càng khiến cho bất cứ ai nhìn thấy, cũng đều tin rằng, một chiến thắng sẽ đến vào một ngày khơng xa. Mặt khác, hình ảnh “ánh sao đầu súng” cịn biểu tượng cho lý tưởng cách mạng, là ý chí đánh giặc của người lính. Đồng hành cùng với hình ảnh “đầu súng”, “ánh trăng” đó là “chiếc mũ”. Chiếc mũ là cách nói hốn dụ về hình ảnh người lính nhưng cũng đồng thời chỉ tầm vóc vươn lên, có thể chạm tới ánh sao trời.

“Chiếc mũ” ấy cũng là ân tình, tình cảm của đồng bào Việt

Bắc gửi ra chiến trường.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Những chiếc mũ mang bao nhiêu ân tình được gửi lại cho những người chiến sĩ. Và ngay tại hình ảnh này, họ đã nhận được món quà từ hậu phương thân yêu để rồi sử dụng nó trong cơng cuộc chiến đấu của mình. Hình ảnh này đồng thời cũng thể hiện sự đồng hành giữa những con người cùng chung lý tưởng mà chúng ta gọi bằng hai từ thân thương - đồng chí. Trong bức tranh tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta trong kháng chiến, “khúc hùng ca” đã lại vang lên, đó là sức mạnh của dân cơng, sức mạnh của những con người đã cùng với bộ đội để làm nên chiến thắng huy hoàng của dân tộc:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

Những “dân cơng” đó là những con người xung phong lên phía trước, mở đường, xẻ núi, lăn xe... Đó là cả một bộ phận quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến, góp một phần vào chiến thắng của dân tộc ta. Trong bài thơ “Hoan hô chiến

sĩ Điện Biên”, Tố Hữu cũng đã từng viết:

“Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ Đèo Lũng Lơ anh hị chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát

Khơng sờn lịng, khơng tiếc nuối tuổi xanh”

Nói về kháng chiến chống Mĩ với hình ảnh các cơ gái thanh niên xung phong, hay các anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, thì nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ ta cũng khơng thể qn được hình ảnh những người dân cơng. Có

những thời điểm mà họ phải hát lên những câu hò kéo pháo bởi Việt Bắc rất hiểm trở, mà công việc họ làm lại rất đỗi khó khăn. Nhưng vì một đất nước hồ bình, độc lập, họ đã phải cố gắng rất nhiều. Kết hợp tài tình biện pháp đảo ngữ, khơng phải “Từng đồn dân cơng đỏ đuốc” mà là “dân cơng đỏ

đuốc từng đồn”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy càng làm

tăng lên sức mạnh, khí thế của đồn dân cơng. Sự trùng điệp hàng nối hàng, dài tít tắp những người dân cơng khơng thua kém bất cứ đội quân nào. Tuy họ không nổi bật những chiến công của họ lại lớn lao không kể xiết. Bằng một cách nói cường điệu “bước chân nát đá”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lý tưởng Cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Người nơng dân lao động là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hồn tồn sau này. Bên cạnh đó, “khúc hùng ca” dù kể về sức mạnh của đội quân và nhân dân Việt Bắc, nhưng cũng nói về niềm tin bất diệt vào chiến thắng của đất nước:

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

Hình ảnh thơ thật hùng vĩ và sự hùng vĩ ấy đã được đo bằng thước đo ánh sáng của chiến thắng. “Nghìn đêm thăm thẳm

sương dày” là cụ thể hố những năm tháng đêm trường nơ lệ

của dân tộc. Đất nước ta đã hơn một nghìn năm phải khổ sở, gồng mình, cố gắng chiến đấu. Nhưng đến câu thơ này, mọi u ám, bóng đen đó đã bị xua đi, nhường chỗ cho ánh sáng tương lai. Đó chính là sự tương phản giữa q khứ và hiện tại để làm nổi bật giá trị to lớn, ý nghĩa lớn lao của nghìn đêm kháng chiến. “Bật sáng” là một động từ mạnh, trong đêm tối, ánh sáng được bật lên đột ngột. Khoảnh khắc ấy bao trùm lên vạn vật xung quanh, xua tan bóng tối. Đó là khoảnh khắc chói lịa của dân tộc.

Mới hơm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ "thăm thẳm sương dày" để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này. Hình ảnh so sánh chân thực, khẳng định một niềm tin tất thắng vào lý tưởng và cuộc chiến đấu chính nghĩa của ta. Niềm vui nối tiếp niềm vui, những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân, "đèn pha bật sáng" để chiếu rọi hình ảnh nhân dân Việt Nam anh hùng trên vũ đài thế giới với những chiến thắng lẫy lừng:

"Tin vui chiến thắng trăm miền Hồ Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước. Hàng loạt các địa danh gắn với chiến thắng vang dội được liệt kê liên tiếp: Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng,... Những chiến thắng nối tiếp những chiến thắng, chiến thắng sau còn giòn giã hơn cả chiến thắng trước trải rộng khắp mảnh đất hình tia chớp. Nghe trong câu thơ có cái hào sảng, có niềm tự hào của những chiến thắng lừng lẫy. Chỉ bằng mười hai câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa được một bức tranh cả dân tộc ra trận thật hùng tráng. Bức tranh khơng chỉ làm sống dậy một thời kì hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫỵ năm châu chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Trong mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến, hình ảnh đồng bào, nhân dân ln đồng hành cùng bộ đội ta, đóng góp vật chất và sức lực để làm nên chiến thắng lịch sử cho dân tộc.

Những dòng thơ Tố Hữu chắp bút đã gợi cho ta những cảm nhận sâu sắc về quá trình sống, chiến đấu và làm nên chiến cơng vang dội của qn và dân ta thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong quá trình ấy, quân và dân rất đỗi thân mật từ trong chiến đấu đến những ngày tháng sinh hoạt. Với việc sử dụng các biện pháp điệp âm, điệp thanh hiệu quả, Tố Hữu đã vẽ lên vẻ đẹp của con người Việt Nam một thời kì đạn lửa. Để làm nên chiến thắng vang dội năm châu, chấn động địa cầu, quân và dân ta đã phải trải qua những năm tháng gian lao, vất vả, nếm mật nằm gai. Trên tất cả, tình qn dân, ý chí chiến đấu kiên cường, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược đã đưa dân tộc ta đến ngày chiến thắng. Vẻ đẹp của những con người Việt Nam ra trận đánh quân thù dẫu biết rằng chỉ toàn mưa bom bão đạn, sự sống tính bằng từng phút từng giây, đó là vẻ đẹp của những con người đẹp từ trong chân lý sinh ra, bước ra từ trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Chặng đường nhiều khó khăn nhưng rất đỗi huy hồng ấy đã được Tố Hữu khắc họa bằng những vần thơ thiết tha, hào sảng và đậm ân tình, mang đậm dấu ấn của một thời hoa lửa đã qua.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 38 - 41)