Nhân vật bé Phác:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 122 - 126)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

c. Nhân vật bé Phác:

 Phác là đứa trẻ vùng biển, hồn nhiên, hiểu biết và giàu

- “tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ”, “tỏa ra mùi

nước mặn”.

- “cặp mắt đầy vẻ ngây thơ” như cặp mắt của một “chú hổ

con từ miền rừng vừa lạc về” nét ngây thơ, hồn nhiên cùng

nét hoang sơ của núi rừng.

=> Phác là đứa trẻ sớm dãi dầu mưa nắng, khơng được chăm sóc chu đáo.

- Từ nhỏ, đã được mẹ đưa lên rừng ở nên Phác có vốn am hiểu về thiên nhiên và cuộc sống núi rừng rất phong phú: + “Giải thích cặn kẽ” cho Phùng nghe “cuộc sống của những

giống chim trên rừng”.

=> Sống gắn bó với thiên nhiên, là một đứa bé nhiệt tình, hịa đồng và thân thiện;

=> Đặc biệt có thể nhận thấy ở Phác sự thơng minh, nhạy

bén với cuộc sống, biết học hỏi và quan sát mọi thứ xung quanh. Điều đó khiến Phác chịu nhiều ảnh hưởng xấu về cả tinh thần lẫn hành động khi là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo hành gia đình.

- Sau cái lần Phùng chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó, thằng bé có những thay đổi trong cách xử sự với Phùng: + “Thằng bé không cho tôi lại gần”

+ “đâm ra thù ghét tôi, hết sức thù ghét” + “đối xử như một kẻ hoàn tồn xa lạ”

+ “nhìn tơi bằng con mắt âm thầm, giấu kín đầy sự thù ghét” => “một đức trẻ con kì lạ nhất trần đời”, giàu lịng tự trọng, mang cảm giác xấu hổ khi Phùng đã biết rõ hồn cảnh gia đình nó .

=> Phác rất trẻ con, vẫn tỏ ra hờn dỗi, hành động và suy

nghĩ vẫn rất con nít. Phác là đứa trẻ vùng biển mang những tính cách của một đứa trẻ bình thường khác: hồn nhiên, hoạt bát, trẻ con và đặc biệt có vốn am hiểu về thiên nhiên.

 Phác là đứa con giàu lòng yêu thương mẹ:

- Tuy sống xa mẹ từ nhỏ, thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ mẹ nhưng Phác vẫn ln cảm nhận được tình thương của mẹ và yêu quý, bảo vệ cho mẹ.

- Khi trơng thấy cảnh người cha đánh mẹ mình:

+ Phác đã “chạy một mạch”, đầy “sự giận dữ căng thẳng” + “như một viên đạn trên đường lao tới đích nhắm”, thằng

bé lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông”

+ Thằng bé như “một người câm” và “khỏe đến thế”

+ Phác “giằng chiếc thắt lưng, vươn thẳng người vung chiếc

khóa sắt quật vào giữa khn ngực trần vạm vỡ”. Sự giận dữ,

bất bình khi thấy cảnh tượng đó; thể hiện tình cảm u thương, lo lắng cho mẹ của thằng Phác và căm thù cha nó. Vì mẹ mà Phác lao vào cha, khơng suy nghĩ để bênh vực cho mẹ, như một người đàn ông mạnh mẽ bảo vệ người mình thương yêu.

+ “chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn

ông”

+ Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khn mặt người

mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt” => hành động thể

hiện tình cảm dạt dào yêu thương, muốn lau đi tất cả những khổ đau mà mẹ gánh phải.

=> Đứa con hiểu được nỗi đau đớn mà người mẹ đã chịu đựng, quan tâm và lo lắng cho mẹ Tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng từ một đứa trẻ.

 Phác là nạn nhân của bạo hành gia đình:

- Tuy hành động của Phác khi lao vào đánh người đàn ông đều xuất phát từ tấm lịng u thương mẹ, khơng muốn thấy mẹ mình chịu đau đớn, nhưng đó cũng chỉ là hành động nơng nổi, chưa hiểu hết sự tình bên trong của Phác.

- Hành động đó cũng cho thấy, Phác vừa đối nghịch cũng vừa thống nhất với người đàn ông:

+ Giống người bố độc ác từ hình thức đến tính tình: đều mạnh mẽ, liều lĩnh, mang phẩm chất của những người đàn ông vùng biển.

+ Hành động đánh cha của Phác, ý định dùng “con dao găm” để đâm chết cái

người làm mẹ khổ chính là hành động bạo lực, ảnh hưởng bởi cha nó.

=> Hành động chạy lao đến để ngăn cha đánh mẹ, “nhảy xổ

vào cái lão đàn ông”cho thấy sự căm thù của Phác đối với

cha, mặt khác cũng phản ánh sự ảnh hưởng những hành động bạo lực của người đàn ông đối với Phác. Những hành động phản kháng ngày càng tăng tiến về mức độ đã gióng lên hồi chng cảnh tỉnh cả xã hội khi Phác thật sự trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, là mối quan tâm lớn khi thằng bé định dùng “con dao găm” để giết cha mình. - Chính những hành động đánh đập dã man của người đàn ông đã gây tác động

xấu đến suy nghĩ và hành động của thằng Phác.

=> Trong tâm trí của thằng bé giờ đây chỉ cịn sự thù hận, căm ghét. Điều đó đã làm mất đi sự hồn nhiên, đã tổn thương về tinh thần của một đứa trẻ đang trưởng thành.

+ Như một “chú sói con” đang dần đi vào con đường bạo lực giống cha nó.

+ Thằng bé “thơng minh và dễ thương hồn tồn biến thành một đứa trẻ độc ác và mất dạy”.

=> Phác đã vơ tình trở thành một nạn nhân của bạo hành gia đình, nghèo đói và thất học. Mai đây, Phác cũng có thể trở thành người đàn ơng thứ hai và tương lai của nó cũng sẽ giống như cha nó.

=> Đó chính là vấn đề bức thiết được đặt ra trong tác phẩm: Hãy cứu lấy nhân tính của những con người, đặc biệt là những đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp!

 Đánh giá:

- Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật thằng Phác nhằm đạt ra vấn đề cần giải quyết cho tương lai của đứa trẻ đang có nguy cơ bị hủy hoại.

- Bên cạnh đó, cịn thể hiện tư tưởng nhân đạo được nhà văn gửi gắm: thái độ quan tâm đến con người và niềm tin vào một cuộc sống đổi mới, hạnh phúc hơn cho những người nghèo khổ; mong tìm ra hướng giải quyết để những đứa trẻ như

thằng Phác sẽ không rơi vào bi kịch và tự hủy hoại nhân cách như cha nó. Đồng thời, tác giả đã lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, trong bình yên của trẻ em.  Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy:

- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, nhìn lâu hơn nữa bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang

bước ra khỏi tấm ảnh...”

+ “Cái màu hồng hồng” của ánh sương mai chính là chất thơ của cuộc sống, là cái đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật.

+ “Người đàn bà bước ra từ tấm ảnh” là hiện thân cho những lam lũ, khốn khó đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh.

=> Quan niệm của nhà văn về nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính khơng bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, ln ln vì cuộc đời.

● Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa phát hiện về đời sống. Tác giả đã tạo ra nhiều tình huống như thế vừa nối tiếp nhau trong mạch truyện, lại vừa đột ngột, bất ngờ giúp người đọc nhận ra bản chất của sự việc một cách thú vị, thấm thía để hiểu sâu sắc chủ đề của tác phẩm. Các tình huống truyện cứ thế nối tiếp nhau và được NMC đẩy lên cao trào, ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện, khám phá tính cách con người và sự thật cuộc đời.

- Nghệ thuật kể chuyện sinh động: người kể chuyện là Phùng. Quan đó tác giả đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể trở nên khách quan, chân thực, giàu tính thuyết phục.

- Ngơn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách, bộc lộ phần tâm hồn bên trong nhân vật:

+ Lời của người đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, thô bạo.

+ Lời người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, thật đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận mình. + Lời của Đẩu ở tòa án huyện thể hiện một con người tốt bụng và nhiệt thảnh.

IV. MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO:1. Mở bài: 1. Mở bài:

Ai đó đã từng viết: “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người

niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. Có lẽ nhận định đó chính

là nơi khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn Việt Nam trong đó khơng thể khơng kể đến Kim Lân với nhân vật người vợ nhặt và Nguyễn Minh Châu với nhân vật người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều mang một hoàn cảnh đặc biệt và mới lạ trong làng văn xuôi hiện đại và nó cũng làm sáng lên giá trị nhân đạo của cả hai tác phẩm.

MB2:

Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng

tâm và tâm điểm chính là con người”. Quả thực là như vậy.

Nếu như trước đó, bước vào văn nghiệp trong tâm thế của một cây bút lãng mạn, thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sứ mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền

ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư

duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ơng.

MB3:

Trong tơi vẫn ln cịn đó những ám ảnh bởi bức ảnh “Chiếc

thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Biết bao nhiêu

những nghiệt ngã sau vẻ đẹp tưởng chừng hoàn mỹ đến vậy để cho bạn đọc thấy được những khía cạnh khác của xã hội những năm 80 đầy “giơng bão”. Có một nhân vật đã để lại rất nhiều ấn tượng với đọc giả - là người đàn bà hàng chài – hình ảnh của một người phụ nữ với vẻ ngồi khơng được đẹp đẽ nhưng lại mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp, một sức sống mãnh liệt. Để rồi, hình ảnh của người đàn bà hàng chài đã sống như thế, in đậm trong trái tim của bạn đọc nhiều thế hệ.

MB4:

Có một nhà văn đã từng nói: “Cái đẹp chính là liều thuốc

giúp trái tim của người nghệ sĩ thăng hoa hơn. Cái đẹp thanh lọc tâm hồn con người, cái đẹp khiến cho người ta trở nên thánh thiện và cao thượng hơn”. Tơi vẫn cịn nhớ nhân vật

Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) đã từng xúc động, bối rối như thế nào khi khám phá ra một vẻ đẹp tồn bích lúc ngắm nhìn bức tranh chiếc thuyền mờ ảo trong sương khói. Nhân vật Phùng cũng từ bức tranh tồn bích này khám phá ra mn màu, mn vẻ của cuộc sống đời thường. Và nhân vật này, cũng đã giúp cho nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện được tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc về vẻ đẹp con người, vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp cuộc đời.

2. Kết bài:

KB1:

Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá

trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta khơng thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tịi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.

KB2:

Những thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng và Đẩu là bước ngoặt quan trọng giúp nhà văn Nguyễn Minh Châu truyền tải thơng điệp của mình. Thêm vào đó, đây cũng chính là sự củng cố cho bản thân nhà văn với tư duy văn học đầy mới mẻ của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn

đồng tâm và tâm điểm chính là con người”.

KB3:

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của văn học Việt Nam trong những năm 80 - Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Khơng dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thơng để cảm thấy cuộc đời này vẫn cịn thấm đẫm tình người đến vậy!

KB4:

Hình ảnh người đàn bà hàng chài đã trở thành “nỗi ám ảnh” với chính nhân vật người nghệ sĩ Phùng, cũng là hình ảnh đem đến những ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả. Một chút ồn ào, một chút đau đớn, một chút tủi hờn, một chút xót thương, một chút đồng cảm,...tơi vẫn nghĩ rằng những cảm xúc bản thân còn lưu lại sau khi đọc xong câu chuyện này còn nhiều hơn như thế. Và hình ảnh người đàn bà hàng chài vẫn vẫn, đẹp đẽ, thánh thiện, bao dung. Người đàn bà ấy là biểu trưng cho biết bao nhiêu những người phụ nữ hàng chài khác mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp, chỉ cần gạt nhẹ một chút đã thấy sáng lấp lánh, long lanh.

Văn bản: RỪNG XÀ NU

-Nguyễn Trung Thành-

“ Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước. Văn Nguyên Ngọc cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên, ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà cịn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang – Mèo Vạc.” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Ông đã viết về con người ở mảnh đất này với tấm lòng trân trọng, cảm phục: trong cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đất nước đứng

lên”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là “Rừng xà nu”, cả

hai tác phẩm đều được xem là đỉnh cao của văn học hiện đại trong hai thời kỳ lịch sử đó. Truyện của Nguyễn Trung Thành có lối viết trong sáng, chặt chẽ, ngơn ngữ đẹp, giàu chất hiện thực nhưng lại có tầm khái quát cao, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, tất cả tạo nên sức hấp dẫn và lơi cuốn với người đọc.

II. THƠNG TIN TÁC PHẨM:

Nhận xét về tác giả và tác phẩm:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 122 - 126)