II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:
d. Đánh giá chung:
- Nhìn chung Tnú mang vẻ đẹp kết tinh tâm hồn, phẩm chất cũng như số phận người Xô Man, Tây Nguyên dũng cảm, kiên cường, bất khuất, giàu tình yêu thương với gia đình, quê hương, cách mạng, mang sức sống bất diệt của núi rừng Tây Nguyên.
- Với một cốt truyện hấp dẫn, lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, thấm đẫm màu sắc núi rừng, nghệ thuật thấm đượm tính sử thi độc đáo, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh của vẻ đẹp, sức mạnh con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.
Phân tích cụ thể:
Nhà văn là người gắn bó mật thiết với đất và người Tây Nguyên, ngịi bút của Nguyễn Trung Thành ln bám sát với những vấn đề cấp thiết và trọng đại của dân tộc. Trang văn của ơng mang đậm tính sử thi và ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Các nhân vật đều được hút vào một vấn đề lớn: vận mệnh của dân tộc. Mỗi con người đã hòa nhập cái cá nhân vào vận mệnh chung của đất nước, vận mệnh đã chi phối tính cách của nhân vật, nâng họ lên tầm vóc anh hùng. Trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn, ơng muốn tơ đậm hình tượng tính cách anh hùng – nịng cốt bảo vệ Tổ quốc, đó là “truyện của một đời được kể trong một đêm”. Người đọc sẽ khơng khó khăn để nhận ra người “được kể trong một đêm” đó chính là Tnu – nhân vật trung tâm, nhân vật tư tưởng - người anh hùng dũng sĩ của làng Xô Man, người Stra và của cả dân tộc Tây Nguyên.
Tnu là người con vinh quang của làng Xô Man, của người Stra được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những nét độc đáo đậm nét sử thi. Tnu – đại diện tiêu biểu của người dân Tây Nguyên được xây dựng với hai đặc điểm: nhân vật tư tưởng và nhân vật trữ tình. Nhân vật có chức năng gánh vác tư tưởng của tác phẩm( tư tưởng yêu nước, lý tưởng cách mạng); nhân vật có đời tư nhưng đời tư lại được miêu tả xuất phát từ vấn đề cộng đồng. Lý lịch của Tnú là bản lý lịch chung cho cả dân làng Xôman, người Stra, của cả dân tộc đau thương trong chiến tranh và chiến đấu. Có thể nói nhân vật Tnú là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lý tưởng trong thời đại cách mạng.
Ở Tnú khơng cịn là vấn đề “tìm đường”, “nhận đường” như anh hùng Núp trong bài “Đất nước đứng lên” hay A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”. Tnu đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong làng Cách mạng, đặc biệt lại được ở gần anh Quyết, cán bộ của Đảng, Tnú đã học chữ, sớm được giác ngộ và đi theo Cách mạng. Câu chuyện của Tnú được mở ra từ chỗ những câu chuyện của anh hùng Núp và A Phủ dần khép
lại.
Tnú là một người anh hùng yêu tự do, gắn bó với Cách mạng và trung thành tuyệt đối với Đảng. Trước hết, Tnú là một đứa trẻ mồ côi được lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của dân làng Xô man. Tham gia tiếp tế, làm liên lạc cho cán bộ ở trong rừng, mặc dù giặc khủng bố dân làng rất tàn bạo: treo cổ anh Xút trên cây vả đầu làng; chặt đầu bà Nhan đầu cột súng, những Tnú và Mai quyết không sợ. Bởi liên lạc là con đường máu của Cách mạng, của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nếu con đường máu bị cắt đứt thì có nghĩa là cuộc kháng chiến của chúng ta cũng không bao giờ đi tới thắng lợi. Vì thế dù có phải hi sinh nhiều hơn nữa con đường ấy vẫn phải sống.
Có lần anh Quyết hỏi “Các em không sợ giặc bắt à? Chúng
nó giết như anh Xút, bà Nhan đấy!” , Tnú trả lời dứt khốt
“Cụ Mết nói cán bộ là Đảng, Đảng cịn núi nước này cịn!” . Đó là con đường anh đã chọn, con đường của cá nhân và cũng là của cả dân tộc. Tnú còn là cậu bé giàu cá tính và tinh thần Cách mạng, thể hiện qua các chi tiết: Học chữ chậm hiểu hơn Mai, tự giận mình, lấy hịn đá đập vào đầu chảy cả máu; học chữ hay quên nhưng lại là cậu bé làm liên lạc thông minh, lanh lợi, quả cảm: chọn chỗ nước xiết để qua, không qua chỗ nước êm giặc hay phục kích. Biết giặc phục kích thì trèo lên cây cao tìm hướng cắt rừng mà đi. Khi bị bắt nuốt vội lá thư vào bụng. Giặc tra tấn dã man và hỏi: “Cộng sản ở
đâu?”, Tnu đặt bàn tay ấm lên bụng mà nói “Cộng sản ở đây này”. Lập tức lưng anh lại bầm những vết chém ngang dọc
của kẻ thù nhưng chúng không thể khuất phục được anh – con người “uy vũ bất năng khuất”.
Khi trưởng thành, Tnú vượt ngục để trở về với dân làng, lãnh đạo dân làng tiếp tục chiến đấu. Trở về làng, Tnú đã trưởng thành, là một chàng trai cao lớn, rắn chắc, đẹp như cây xà nu cường tráng nhất của núi rừng Tây Nguyên. Anh Quyết hy sinh, Tnú thay anh Quyết chỉ huy đội du kích làng Xơ man khiến bọn thằng Dục phải gầm lên: “Con cọp đó mà khơng
giết sớm nó làm loạn cả núi rừng này rồi”. Bọn thằng Dục
đưa quân về bao vây làng hòng vây bắt anh nhằm khuất phục ý chí Cách mạng của anh. Điểm then chốt của truyện là câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô man. Tnú trở về gặp Mai, người bạn liên lạc lớn lên bên nhau, giờ họ đã là vợ chồng. Câu chuyện tình được nhà văn vừa kể vừa đẹp, lãng mạn, vừa thấm đượm màu sắc bi tráng. Hạnh phúc đến với gia đình Tnu vẻn vẹn một năm trời, khi đứa con đầu lịng cất tiếng khóc chào đời chưa trịn một tháng tuổi thì gia đình của anh bị kẻ thù tàn bạo giày xéo tan nát đến bi thương. Âm mưu của kẻ thù “Bắt con cọp con, tất sẽ
dụ được con cọp đực trở về”. Chúng bắt Mai và đứa con bé
bỏng của anh, tra tấn bằng gậy sắt vô cùng dã man. Vợ con anh đã chết gục dưới địn thù. Tnu nấp gần đó, anh chứng kiến tất cả. Anh khơng cứu nổi vợ con, tay anh bứt đứt hàng chục quả vả mà khơng hề hay biết. Lịng hận thù và đau đớn khiến tim anh quặn thắt, máu trào lên biến hai con mắt thành hai cục lửa lớn. Anh thét lên dữ dội và nhảy bổ ra cứu vợ con, nhưng làm sao cứu được khi anh chỉ có hai bàn tay không. Tác giả để cho cụ Mết nhắc đi nhắc lại bốn lần: “Ừ! Tnú
không cứu sống được mẹ con Mai” như một điệp khúc đau
thương của gia đình anh cũng như của làng Xơ man trong câu chuyện kể. Tnú cũng khơng cứu nổi chính mình, anh bị giặc bắt, chúng quấn giẻ vào mười đầu ngón tay anh, tẩm nhựa xà nu rồi đốt. Anh bị cháy ở đầu ngón tay mà nghe như đang cháy ở cả trong lồng ngực., trong bụng, đau đớn tới mức răng anh cắn nát môi anh, máu chảy mặn chát ở đầu lưỡi. Với bản lĩnh kiên cường của người cộng sản, anh cắn răng chịu đựng, lòng căm thù dồn lên đôi mắt, anh ngã xuống ngất đi, thét lên tiếng thét căm hờn làm vang vọng cả rừng núi :“Giết!”.
Điều đó đồng thời phản ánh quy luật cuộc sống có áp bức có đấu tranh, khơng cịn chần chừ gì nữa, cụ Mết dẫn thanh niên về làng lãnh đạo nhân dân nổi dậy, giết chết mười tên ác ôn, cứu được Tnú nhưng đôi bàn tay của anh thì mãi tật nguyền. Qua bi kịch của gia đình Tnú cũng như bi kịch của dân làng Xô man, nhà văn muốn lý giải bi kịch của cả dân tộc Việt Nam thông qua lời cụ Mết: “Tnú khơng cứu được mẹ con Mai
vì trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng”, “Tau khơng nhảy ra cứu mày, tau cũng có hai bàn tay khơng”. Và cuộc đời Tnú
sẽ kết thúc ra sao nếu như cụ Mết và dân làng không nổi dậy giết chết mười mấy tên ác ôn? Tiếng cụ Mết ồ ồ, vang như lời sấm truyền của dân tộc “Chém! Chém hết!”, Thế là bắt đầu rồi. “Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người
đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cái mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai khơng có thì vót chơng. Đốt lửa lên!”. Đó là một tất yếu của lịch sử: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Bạo lực phải được chống
trả bằng bạo lực và đó cũng là con đường duy nhất để giải phóng quê hương . Đó cũng là chân lý của thời đại, của dân tộc mà cụ Mết muốn ghi tạc vào lịng các thế hệ con cháu. Chi tiết đơi bàn tay Tnú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo, khơng phải trong câu chuyện cụ Mết vơ tình dừng lại để hỏi Tnu: “Mười đầu ngón tay mày vẫn cụt thế à?”, câu hỏi gợi về đôi bàn tay Tnu. Lúc cịn ngun vẹn, đơi bàn tay biết cầm phấn viết chữ, biết lao động, biết liên lạc, biết xách vài lon gạo đi nuôi cán bộ; đôi bàn tay trung nghĩa khi đặt tay lên bụng “Cộng sản ở đây này”; đơi bàn tay tình nghĩa khi gặp lại Mai: tay trong tay nước mắt giàn giụa, là đôi bàn tay dang rộng lần cuối che chở cho mẹ con Mai... Đôi bàn tay khi bị hủy hoại, Tnu bị bắt, thằng Dục quấn giẻ tẩm dầu xà nu lên mười đầu ngón tay của anh rồi châm lửa đốt từng ngón. Thằng Dục thích thú nhấm nháp sự man rợ, tàn bạo của nó. Nhưng nó lại khơng ngờ “mười ngón tay đã thành mười ngọn
đuốc”. Mười ngọn đuốc đốt cháy lên lòng căm hờn trong Tnu
cùng tiếng thét như một phát súng lệnh cho cả dân làng đồng khởi: “Giết!”. Cụ Mết và cả dân làng Xô man bừng bừng khí thế nổi dậy, giết chết mười tên ác ơn. Ngọn lửa trên mười ngón tay của Tnú đã tắt, nhưng đôi bàn tay đã trở thành tật nguyền, trở thành chứng tích tội ác dã man của giặc. Chúng muốn hủy hoại đôi bàn tay của anh hùng hủy diệt đôi bàn tay cầm súng chiến đấu, nhưng chúng đã không thể hiểu được sức mạnh và sự trừng phạt của đơi bàn tay đó đối với chúng sau này. Đôi bàn tay – một chi tiết nhỏ nhưng lại có sức hàm chứa tư tưởng lớn: một khám phá nhận thức về kẻ thù và sức mạnh của con người, của dân tộc.
Tnú được về thăm dân làng một đêm, được cùng cụ Mết và mọi người ôn lại kỷ niệm xưa, dù đau thương nhưng thật anh hùng. Anh tìm lại được bóng hình mình qua bé Heng, tìm lại được bóng hình người bạn liên lạc, người vợ thân u qua Dít... Tnu thực sư là đứa con chung của làng Xô man, người Stra. Thật xứng đáng với Mai trước kia và Dít sau này.
Như vậy, hình tượng Tnú điển hình cho tinh thần đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ:“Chúng nó đã cầm súng
mình phải cầm giáo”. Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là
bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ lý tưởng. Tnú là người có thừa sức mạnh cá nhân nhưng với bàn tay khơng có vũ khí trước kẻ thù hung bạo, anh đã không thể bảo vệ được vợ con và bản thân. Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xơ Man cầm vũ khí đứng lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xơ Man nói riêng và người dân Tây Ngun nói chung.
Tnú là kiểu nhân vật tư tưởng hịa quyện với nhân vật trữ tình tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời và gia đình anh cũng là câu chuyện bi tráng của làng Xô man, của cả dân tộc Tây Nguyên. Vẻ đẹp của Tnú là vẻ đẹp của cộng đồng, sáng ngời tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Tnú là nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật hiện đại nhưng vẫn mang nét đẹp của nhân vật anh hùng trong sử thi cổ đại: Đăm Săn, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên. Qua bi kịch cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô man, tác giả gửi bức thơng điệp tới độc giả “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó là con đường duy nhất để giải phóng quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống hịa bình, độc lập, ấm lo, hạnh phúc.
Với một cốt truyện hấp dẫn, lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, thấm đẫm màu sắc núi rừng, nghệ thuật thấm đượm tính sử thi độc đáo, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh của vẻ đẹp, sức mạnh con người Tây Nguyên nói riêng và con người VN nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.