THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh ra đời:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 78 - 80)

1. Hoàn cảnh ra đời:

- Tác phẩm được rút ra từ tập bút kí cùng tên được xuất bản năm 1986, gồm 8 bài viết về nhiều đề tài khác nhau:

+ Có những bài đậm chất sử thi với cảm hứng anh hùng, ca ngợi đất nước, con người Việt Nam: “Rừng hồi”, “Ai về

châu xưa”, “Đời rừng”, “Đứa con phù sa”,...

+ Có những bài thiên về miêu tả thiên nhiên, qua đó nhà văn bộc lộ tấm lịng gắn bó với quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, đặc biệt là những bài kí viết về thiên nhiên và con người Huế: “Hoa trái quanh ta”, “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”...

- “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là bài kí xuất sắc nhất được viết tại Huế ngày 4/1/1981, có 3 phần. Trích đoạn SGK nằm ở phần đầu của tác phẩm.

Cách ghi nhớ về hồn cảnh sáng tác chi tiết của đoạn trích như sau:

● Được viết tại Huế vào ngày 4/1/1981.

● Rút từ tập kí cùng tên xuất bản năm 1986 bày tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Những tâm tình của nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường về "Ai đã đặt tên cho dịng sơng"

“Ai đã đặt tên cho dịng sơng” là một bút ký nổi tiếng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguồn cảm hứng để ơng viết nên tác phẩm này chính là dịng sơng Hương thơ mộng chảy qua giữa lòng kinh thành Huế. Hãy nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường tâm sự với người bạn văn Mai Văn Hoan về ngọn nguồn xúc cảm cho bút ký thấm đẫm chất văn chương này. Cho đến khi trở thành nhà văn, tơi có lợi thế là một nhà báo trực tiếp tham gia kháng chiến. Suốt trong thời gian tham gia kháng chiến, với nghề làm báo, tơi đã được đi đây đi đó trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, được tiếp xúc nhiều với những con người đã sống trong lòng địch hoặc đã làm nên những chiến công. Suốt trong thời gian ấy, đế quốc Mỹ đã tung ra một sức mạnh bạo liệt nhất, quyết đè bẹp dân tộc ta; và ta cũng đối chọi lại bằng sức mạnh kiên quyết nhất để tồn tại. Tôi đã được nghe, được thấy những sự việc, những thông tin đáng giá nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam. Như vậy, trong tơi đã hình thành được một thể loại văn học gọi là bút ký. Bút ký là thể loại văn học đòi được tường thuật lại thực tế đã xảy ra và rất gần với hiện thực cuộc sống. Khi tôi quyết định chọn thể ký để viết văn thì cũng là lúc thể loại văn học này đang bị “thất sủng”. Một số nhà phê bình có tên tuổi viết bài cơng kích thể loại văn học này. Họ bảo rằng ký không “phục vụ kịp thời” so với những mẩu tin báo chí hoặc những bài phóng sự ; cũng khơng giàu tính truyền cảm và tính điển hình so với truyện ngắn, tiểu thuyết. Nói tóm lại, theo họ ký chỉ là một loại “văn chương thứ cấp”. Giữa lúc ấy bỗng xuất hiện tác phẩm Một trận đánh của tác giả Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân làm xôn xao dư luận. Tác giả đã mạnh dạn thuật lại một trận đánh thất bại của quân ta - điều mà trước đây khơng ai nói đến. Nhưng chính từ thất bại mà họ đúc rút được kinh nghiệm và cuối cùng họ đã chiến thắng. Tác phẩm này đã phần nào giải tỏa cho tôi: Phải viết theo cảm xúc chân thực của mình, khơng nên viết theo “mệnh lệnh”. Từ đó tơi lựa chọn một cách viết bút ký riêng. Sau một vài phác thảo, có thể xem bút ký Như con sơng từ nguồn ra biển là thành công bước đầu của tôi và gắn chặt tôi với thể loại văn học này.

Về thiên bút ký “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” được tuyển chọn vào chương trình Ngữ văn THPT, trong việc đi lại hằng ngày, tơi có dịp tiếp xúc với sơng Hương và thấy tận mắt những biến ảo trên từng đoạn của nó. Tất cả có thể vẽ thành một dịng sơng ngun vẹn nếu như chắp nối từng đoạn ấy với nhau. Trước năm 1975, có một lần tơi đứng nhìn sơng Hương trên cầu Trường Tiền. Mặt sông Hương bằng phẳng, toả rộng ra và trơi vào bóng tối; có đơi chỗ phập phồng trong làn gió nhẹ như một tà áo lụa và cứ trùng trình như tâm trạng đi khơng đành trong tình u của con sơng đối với kinh thành. Tất cả vẻ đẹp ấy cứ vang lên trong tâm hồn tơi thành một nốt nhạc của tình khúc... Tơi chợt nảy ra một ý định tái hiện cái khoảnh khắc kỳ ảo ấy của sơng Hương. Đó là một lời hứa với dịng sơng mà chừng nào chưa thực hiện được thì lịng tơi vẫn băn khoăn, day dứt khơn ngi.

Tơi có một chị bạn (Việt kiều ở Thụy Sĩ) mua một ngôi nhà ở gần Văn Thánh để chuẩn bị về quê. Chị có tổ chức một đêm nhạc Cung Trầm Tưởng. Người đến dự phần lớn là những trí thức Huế. Chị C. H. có giọng hát véo von, lanh lảnh, cuốn hút người nghe. Giọng hát của chị ngân vang trên nền đá cẩm thạch của sự im lặng... Ngoài vườn, ánh trăng lọt qua những cành lá, khiến cho bóng đêm có vẻ như chia thành nhiều tầng, nhiều mảng... Con đường nhỏ, những cây dừa cao dọc bờ nước, cồn đất hoang xa xa... tất cả đã khiến cho con sông Hương dường như mang nhiều ý tứ khác nhau. Bỗng nhiên từ đâu vang lại một tiếng động khẽ nhưng rất rõ ràng như một tiếng thở dài. Tơi cảm thấy như có một vị khách khơng mời, đang nép mình trong bóng tối, dưới mái hiên sau. Người khách ấy tôi nghĩ chẳng phải là ai khác mà chính là sơng Hương. Vâng, sơng Hương đã trải qua cả ngàn đêm âm nhạc từ những du thuyền trên sông của giới quý tộc xưa đến những đêm nhạc thính phịng như ở căn nhà mới của chị C.H hiện tại... Sông Hương đã nghe thấy, đã lưu giữ những cảnh ấy, những tình ấy... Sơng Hương mang trong dịng chảy lững lờ một nét tâm sự của nghìn năm. Sáng ngủ dậy, qua cửa kính phịng khách, tơi thấy sơng Hương là một dịng bình n, thanh thản và vô tận như một nét vĩnh hằng. Nhớ lại những điều đã xảy ra trong đêm hôm qua, tôi thầm nghĩ: Xin cảm ơn người đã đem cuộc đời mình dệt thành tâm hồn của tơi. Cảm ơn sơng Hương! Tôi sẽ vẽ chân dung người trong một nét ký họa.

Thiên bút ký Ai đã đặt tên cho dịng sơng như là món q nhỏ thay cho một chút lịng thành. Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dịng sơng y như nó vốn có. Dịng sơng của văn hóa, lịch sử, huyền thoại... Đó là một thứ tài sản tơi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi, đừng tham vọng tác động làm thay đổi nó dù điều này khơng phải dễ...

2. Nhận định về tác giả tác phẩm:

1. “Như một người đã chiêm nghiệm trong im lặng và trong

sương khói chỉ để giữ lại những nét đẹp sâu thẳm của thiên nhiên, từ dưới đáy kinh nghiệm của một đời cầm bút, tôi đã khơng ngần ngại gửi tâm hồn mình vào tác phẩm, vẽ lại đời mình bằng màu nước của dịng sơng, nó xanh biếc và yên tĩnh như một lẻ vĩnh hằng trong cảnh vật cố đơ.”

(Hồng Phủ Ngọc Tường - “Lời tạ từ gửi một dịng sơng”) (“Lời tạ từ gửi một dịng sơng” là tập bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường, được tác giả xem như là lời tạ từ gửi dịng sơng Hương)

2. “Đất nước có nhiều dịng sơng, nhưng chỉ có một dịng

sơng để thương để nhớ, như cuộc đời có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mang theo”. (Khuyết danh)

3. “Ơi dịng sơng Đời Người, ơi con sơng Huế, nó đã chở đầy

phận người từ thuở từng giọt địa chất sinh ra.”

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

4. “Chảy suốt đời văn và đời người của Hoàng Phủ Ngọc

Tường có lẽ là dịng sơng Hương, mà nếu khơng có những trang văn của ơng, nó đã khơng long lanh đến thế trong lòng bao nhiêu người đọc, dù đến hay chưa đến Huế.”

(Lê Đức Dục)

5. “... Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con

Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sơng này đến với người đọc để từ đó đem lịng u Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách tồn diện, đưa Sơng Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô...” (Bùi Thị Hải Hạnh).

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 78 - 80)