Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 104 - 105)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Tơ Hồ

e. Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân:

 Sức sống tiềm tàng là khả năng sống từ sâu thẳm bên trong của con người được bộc lộ trong những hồn cảnh khắc nghiệt. Nó được ví như hạt mầm bị vùi trong cát bỏng, chỉ đợi một cơn mưa là nảy mầm thành cây đời xanh tươi.  Ngoại cảnh: Mùa xuân về trên vùng cao Tây Bắc có ý nghĩa như “một hồn cảnh điển hình” làm khơi dậy ở thiên nhiên và con người sức sống tiềm tàng.

- Khung cảnh mùa xuân tươi vui tràn đầy sức sống và màu sắc: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa xòe như con bướm sặc sỡ, đám trẻ đợi Tết chơi quay, cười ầm lên trên sân trước nhà...

- Tiếng sáo rủ bạn đi chơi vọng vào tâm hồn Mị “thiết tha,

bổi hổi” từng lời hát giản dị, mộc mạc nhưng có sức mời gọi

lớn lao đối với Mị: “Ta khơng có con trai con gái...”.

- Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã, chiêng đánh ầm ĩ và bữa rượu tiếp ngay bữa cơm bên bếp lửa.

=> Những yếu tố ngoại cảnh ấy không thể không tác động đến Mị, đặc biệt là tiếng sáo. Tiếng sáo gọi bạn tình chính là âm thanh của hạnh phúc, là biểu tượng của tình u đơi lứa, nó đã xun qua hàng rào lạnh giá bên ngồi để “vọng” vào miền sâu thẳm trong tâm hồn Mị, đánh thức sức sống vẫn còn tiềm ẩn trong cõi lòng người thiếu nữ Tây Bắc này.

 Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị

- “Ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi

chơi... Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường” Tiếng

sáo được lặp lại nhiều lần, để rồi sau bao tháng ngày câm lặng, Mị cất tiếng nói đầu tiên, là một bản tình ca yêu đương đầy xao xuyến: “Mày có con trai con gái rồi / Mày đi làm

nương / Tao chưa có con trai, con gái / Tao đi tìm người yêu”

- Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát, “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ.

+ Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan

lúc nào cũng không hay)

+ Mị lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi...), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” .

- Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy trong lòng Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lịng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi: “Nếu có nắm lá ngón

trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ khơng cịn buồn nhớ lại nữa”.

- Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hồn tồn chìm hẳn vào trong ảo giác: “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: Mị xắn miếng mỡ, thắp sáng căn phịng u tối; quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị đã làm như trong một giấc mơ

- A Sử biết Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đi chơi, hắn tức lắm, đánh rồi trói đứng Mị vào cột, tắt đèn đóng sập cửa lại. Những hành động nhẫn tâm của A Sử dường như muốn đẩy Mị vào bóng tối, dìm Mị chết trong sự bế tắc và tuyệt vọng thế nhưng Mị thực tâm chẳng hề để ý tới những gì đang diễn ra với mình. Mị đang ở trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân. Bây giờ, tiếng sáng vẫn đang rập rờn trong đầu của Mị, “Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc

chơi, những đám chơi”. Tâm hồn Mị đang còn sống trong

thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được.

- Nhưng nếu cái mơ khơng đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy. Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa ni trong câm lặng, mà thậm chí cịn câm lặng hơn trước .

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 104 - 105)