Sơng Hương ở thượng nguồn:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 80)

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: 1 Thủy trình của sơng Hương:

a. Sơng Hương ở thượng nguồn:

Với câu hỏi gợi tìm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, bằng bước chân rong ruổi, Hồng Phủ Ngọc Tường đã tìm về cội nguồn dịng chảy của Hương giang.

- Ở thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ trữ tình. Chẳng phải ngẫu nhiên khi người ta gọi sông Hương là bản trường ca của rừng già. Ở nơi khơi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sơng tốt lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng, vừa trữ tình như bản trường ca bất tận về thiên nhiên: “rầm rộ giữa những

bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những rặng dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”.

- Đến giữa lịng Trường Sơn, sơng Hương như một “cô gái

Di-gan phóng khống và man dại”. Đây là một liên tưởng thú

vị và độc đáo. Với hình ảnh so sánh này HPNT đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sơng. Biện pháp nhân hóa được sử dụng khiến con sông hiện lên như một con người có cá tính, có tâm hồn: “rừng già đã hun đúc cho nó một bản

lĩnh hoang dại, một tâm hồn tự do và trong sáng”.

- Ra khỏi rừng, sông Hương trở thành “người mẹ phù sa của

một vùng văn hóa xứ sở”. Khơng chỉ giúp người đọc có thêm

một góc nhìn, một sự hiểu biết vẻ đẹp hùng vĩ, man dại đầy chất thơ của sơng Hương, HPNT cịn muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn, muốn “ghi công” sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Sơng Hương chính là khởi nguồn, sự bắt đầu của một khơng gian văn hóa – văn hóa Huế.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 80)