Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 132 - 133)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

c. Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất:

- Là một già làng trầm tính, kín đáo và uy nghi: là người đứng đầu, là linh hồn của Xô Man, cụ Mết được người dân Xơ Man kính trọng và yêu mến.

+ Tiếng nói của cụ dội vang lồng ngực như âm âm vọng của núi rừng, như lời phán truyền của lịch sử, quá khứ. + Cách nói như ra lệnh, ngơn ngữ giản dị mà dứt khoát, thể hiện sự quyết đoán của người đứng đầu.

+ Không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!” khi vừa ý nhất chỉ nói “Được!”. Đó là tính cách của một con người luôn yêu cầu người khác cũng như bản thân phải hoàn thành nhiệm vụ, sống có trách nhiệm và phải biết vươn lên.

- Là người giàu tình yêu thương dân làng và quê hương. + Là già làng, cụ yêu thương trân trọng tất cả mọi người bằng tấm lòng nhường nhịn và chia sẻ.

+ Luôn tự hào về vẻ đẹp và truyền thống của dân làng Xô Man. Theo cụ, “Gạo của người Strá mình ngon nhất”, “núi rừng khơng có cây nào mạnh bằng cây xà nu đất ta”. + Cụ ca ngợi tính cách trung thực của Tnú: “Đời nó khổ

nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

=> Cụ trở thành nhịp cầu nối kết giữa quá khứ và hiện tại, mang trong mình sức mạnh truyền thống cộng đồng. - Là người có lịng tin tưởng tuyệt đối vào Cách mạng.

Dưới thời Mĩ - Diệm, cụ Mết tổ chức dân làng nuôi giấu cán bộ. Cụ dạy người dân Xô Man từ già đến trẻ phải biết gắn bó với Cách mạng bằng niềm tin tuyệt đối.

Lãnh đạo nhân dân nổi dậy, cụ đã chọn cho Xô Man con đường đấu tranh mang chân lí thời đại chống Mĩ, con đường

đấu tranh vũ trang chiến tranh nhân dân, “chúng nó đã cầm

súng thì mình phải cầm giáo”.

Khái qt:

Hình ảnh cụ Mết giúp người đọc nhận thức được nhiều điều: biết sống hướng về cội nguồn, tự hào về các thế hệ cha anh, trân trọng những hi sinh mất mát của họ để thấy giá trị của tự do, độc lập trong cuộc sống hiện tại, biết sống có lí tưởng để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp.

\

Cụ Mết được hình dung như một cây xà nu lớn vững chãi, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ dân làng Xô Man được nhà văn nhắc đến tuy khơng nhiều nhưng có vai trị vơ cùng quan trọng với mạch truyện. Hình tượng cụ Mết mang bóng dáng của người anh hùng Núp - người con ưu tú của cuộc kháng chiến chống Pháp được nhà văn khắc họa trong “Đất nước đứng lên”. Nguyễn Trung Thành đã từng viết trong một bài hồi ức về nhân vật cụ Mết: “Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của một thời “Đất nước đứng lên” còn

trường tồn đến hôm nay”. Cụ Mết cũng như Tnú là biểu

tượng cho vẻ đẹp anh hùng của dân làng Xô Man, được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng bút pháp sử thi. Ông xuất hiện trong tác phẩm với tư cách là người kể chuyện cho con cháu nghe về cuộc đời Tnú.

Cụ Mết là ai? Có ý nghĩa gì với mạch truyện đến vậy ? Cụ Mết là gạch nối giữa lịch sử và hiện tại, là thế hệ chiến đấu từ thời chống thực dân Pháp. Đó cũng là người đại diện cho thế hệ đầu tiên của làng Xô Man những năm chống Mỹ, biểu tượng cho sức mạnh truyền thống, tinh thần kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên. Cụ được miêu tả trong dáng dấp của một người anh hùng, thân hình “quắc thước”, “mắt

sáng và xếch ngược”, “vết sẹo ở má phải bóng lống”, “râu dài đến ngực và đen bóng”, ngực căng như một cây xà nu

lớn, bàn tay chắc nịch, nặng như kìm sắt và sần sùi như vỏ cây xà nu. Đây là hình ảnh một già làng kiên nghị, vững chắc, tiềm tàng sức mạnh thể chất và uy lực tinh thần.

Với nét vẽ đậm chất sử thi, cụ Mết hiện lên mang đậm nét vẽ về một người anh hùng chinh chiến lâu năm, một già làng trầm tính, kín đáo và uy nghi. Cụ là người đứng đầu, là linh hồn của Xô Man, cụ Mết được người dân Xơ Man kính trọng và u mến. Tiếng nói của cụ dội vang lồng ngực như âm âm vọng của núi rừng, như lời phán truyền của lịch sử, quá khứ. Cách nói như ra lệnh, ngơn ngữ giản dị mà dứt khốt, thể hiện sự quyết đoán của người đứng đầu. Không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!” khi vừa ý nhất chỉ nói “Được!”. Đó là tính cách của một con người luôn yêu cầu người khác cũng như bản thân phải hồn thành nhiệm vụ, sống có trách nhiệm và phải biết vươn lên.

Một cái đầu lạnh và một trái tim ấm, già làng là người giàu tình yêu thương dân làng và quê hương. Cụ luôn yêu thương trân trọng tất cả mọi người bằng tấm lòng nhường nhịn và chia sẻ. Hơn thế cụ Mết luôn tự hào về vẻ đẹp và truyền thống của dân làng Xô Man. Theo cụ, “Gạo của người Strá

mình ngon nhất”, “núi rừng khơng có cây nào mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cụ ca ngợi tính cách trung thực của Tnú: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Có thể

nói cụ Mết đã trở thành nhịp cầu nối kết giữa quá khứ và hiện tại, mang trong mình sức mạnh truyền thống cộng đồng. Là một già làng, đồng thời cụ cịn mang trong mình một tấm lịng sục sơi, nung nấu chiến đấu giành tự do cho dân tộc. Cụ có lịng tin tưởng tuyệt đối vào Cách mạng. Dưới thời Mĩ - Diệm, cụ Mết tổ chức dân làng nuôi giấu cán bộ. Cụ dạy

người dân Xô Man từ già đến trẻ phải biết gắn bó với Cách mạng bằng niềm tin tuyệt đối. Lãnh đạo nhân dân nổi dậy, cụ đã chọn cho Xô Man con đường đấu tranh mang chân lí thời đại chống Mĩ, con đường đấu tranh vũ trang chiến tranh nhân dân, “chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.

Lật giở từng trang văn, bạn đọc như đang đắm mình với câu chuyện kể lại của cụ. Hình ảnh cụ Mết giúp người đọc nhận thức được nhiều điều: biết sống hướng về cội nguồn, tự hào về các thế hệ cha anh, trân trọng những hi sinh mất mát của họ để thấy giá trị của tự do, độc lập trong cuộc sống hiện tại, biết sống có lí tưởng để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 132 - 133)