Nhân vật nghệ sĩ Phùng:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 120 - 122)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

b. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:

Kiến thức khái quát:

 Vị trí:

- Nhân vật Phùng được khám phá ở vẻ đẹp của 1 người lính và của 1 người nghệ sĩ. Đó là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, mang trong mình tình yêu cái đẹp mãnh liệt. Đồng thời anh cũng là một con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc đời.

 Đặc điểm tính cách:

- Phùng là một nghệ sĩ chân chính, nhạy cảm và có tình u cái đẹp mãnh liệt

+ Thể hiện qua tâm hồn tinh tế với những rung cảm rất mãnh liệt, ln khao khát tìm kiếm cái đẹp hoàn mĩ. Phùng là một người say mê cơng việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng bức ảnh đẹp. Nhờ vậy Phùng đã chụp được bức ảnh đích thực của một đời lao động nghệ thuật và phát hiện được nhiều điều.

+ Phẩm chất nghệ sĩ của Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người. Phùng đã phát hiện ra sự đối lập trong bức tranh miền biển: Phát hiện thứ nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận được vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo của thiên nhiên vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng với những gì mình đã kịp ghi lại trong ống kính. Bức ảnh ấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí khi con thuyền tiến vào bờ. Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã, sự bạo hành gia đình. Mặc dù khám phá ra những đối lập song Phịng khơng quay lưng lại với sự thật cho dù nó phũ phàng, trần trụi. Anh đã hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn nhẫn và trực tiếp nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ, vỡ lẽ, từ thương hại, bất bình đến cảm thơng, thấu hiểu. Đó cũng là quá trình đi tìm bản chất nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ.

- Phùng cịn là một người lính với tấm lịng nhân hậu, cao đẹp + Là chiến sĩ từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, anh luôn tôn trọng lẽ phải và sự công bằng xã hội. Hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, Phùng xông vào can thiệp, chân thành muốn giúp đỡ người đàn bà đáng thương.

+ Dũng cảm bênh vực những phận người khốn khổ, mở rộng hồn mình để lắng nghe “những vang động của đời”. - Ngồi ra, nhân vật Phùng cịn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hồn cảnh, khơng bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình.

+ Ban đầu, anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.

+ Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới: “phải nhìn nhận mọi việc

một cách toàn diện”.

 Đánh giá:

- Xuất thân từ một người lính bước ra từ chiến tranh, Phùng đã có q trình tự nhận thức về cuộc đời: đằng sau câu chuyện của gia đình hàng chài là cả một vấn đề nhân sinh và để nhận ra được điều đó cần phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc.

- Nhân vật Phùng thuộc kiểu nhân vật tự nhận thức. Anh hội tự trong mình vẻ đẹp của một người nghệ sĩ chân chính và vẻ đẹp của một người lính có tấm lịng nhân hậu. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công nhân vật này trong một tình huống đầy nghịch lí với điểm nhìn trần thuật độc đáo. Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của Phùng nên càng gần gũi, chân thực và sâu sắc hơn.

Phân tích chi tiết:

Nhân vật Phùng được khám phá ở vẻ đẹp của 1 người lính và của một người nghệ sĩ. Đó là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, mang trong mình tình yêu cái đẹp mãnh liệt. Đồng thời anh cũng là một con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc đời. Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này.

Trước hết, anh là một nghệ sĩ chân chính, nhạy cảm và có tình u cái đẹp mãnh liệt. Điều đó được thể hiện qua tâm hồn tinh tế với những rung cảm rất mãnh liệt, ln khao khát tìm kiếm cái đẹp hồn mĩ. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng bức ảnh đẹp. Nhờ vậy mà sau mấy buổi sáng “phục kích”, anh đã chụp được “cảnh đắt trời cho”. Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe

nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Với tâm hồn nghệ sĩ

của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như “bức tranh mực

tàu của danh họa thời cổ”. Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm

hạnh phúc “bối rối, trái tim như có gì đó bóp thắt vào”. Anh thấy được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện- mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức “bản thân cái đẹp là đạo đức”. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ.

Phẩm chất nghệ sĩ của Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người. Phùng đã phát hiện ra sự

đối lập trong bức tranh miền biển: Phát hiện thứ nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận được vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo của thiên nhiên vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa trên biển sớm mờ sương. Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lịng với những gì mình đã kịp ghi lại trong ống kính. Bức ảnh ấy là sáng tạo, là cơng sức của một đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí khi con thuyền tiến vào bờ. Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã, sự bạo hành gia đình. Người chồng đánh đập vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi “mày chết đi cho ông nhờ”, “chúng mày chết đi cho ơng nhờ”. Người vợ thì cam chịu trận địn, khơng hề phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xơng vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Nó hồn tồn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Mặc dù khám phá ra những đối lập song Phịng khơng quay lưng lại với sự thật cho dù nó phũ phàng, trần trụi. Anh đã hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn nhẫn và trực tiếp nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ, vỡ lẽ, từ thương hại, bất bình đến cảm thơng, thấu hiểu. Đó cũng là q trình đi tìm bản chất nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ.

Khơng chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng cịn là một người lính với tấm lịng nhân hậu, cao đẹp. Anh là chiến sĩ từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, luôn tôn trọng lẽ phải và sự công bằng xã hội. Hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, Phùng xông vào can thiệp, chân thành muốn giúp đỡ người đàn bà đáng thương, dũng cảm bênh vực những phận người khốn khổ, mở rộng hồn mình để lắng nghe “những vang động của đời”. Với anh - một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh khơng thể để cảnh bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu- bạn của anh. Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một người chính nghĩa, ln đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác những điều xấu, điều ác.

Ngồi ra, nhân vật Phùng cịn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hồn cảnh, khơng bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp được “cảnh đắt

trời cho”, anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng

thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách tồn diện Triết lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thơng điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.

Xuất thân từ một người lính bước ra từ chiến tranh, Phùng đã có q trình tự nhận thức về cuộc đời: đằng sau câu chuyện của gia đình hàng chài là cả một vấn đề nhân sinh và để nhận ra được điều đó cần phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc. Nhân vật Phùng thuộc kiểu nhân vật tự nhận thức. Anh hội tự trong mình vẻ đẹp của một người nghệ sĩ chân chính và vẻ đẹp của một người lính có tấm lịng nhân hậu. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành cơng nhân vật này trong một tình huống đầy nghịch lí với điểm nhìn trần thuật độc đáo. Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của Phùng nên càng gần gũi, chân thực và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 120 - 122)