Trước câu chuyện của người đàn bà hàng chài, chánh án

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 114 - 115)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

3. Trước câu chuyện của người đàn bà hàng chài, chánh án

Đẩu đã phải rời khỏi chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Thế rồi, một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển.

Cịn nghệ sĩ Phùng, anh đã có được tấm ảnh ưng ý cho bộ lịch năm đó. Tấm ảnh đen trắng đã được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng mỗi lần ngắm kĩ, người nghệ sĩ vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ anh nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nhìn lâu hơn, anh lại thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thơ kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hịa lẫn trong đám đơng...

Thì ra, giải pháp bỏ chồng mà Phùng và Đẩu đưa ra để áp dụng cho người đàn bà là khơng ổn. Lịng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể.

Thiện chí, lý thuyết cần phải gắn với thực tế. Triết lý về cách nhìn con người và cuộc đời, triết lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo... đó là tất cả những chiêm nghiệm sâu sắc mà Nguyễn Minh Châu đem đến cho người đọc trong thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa.

Nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được nhà văn Nguyễn Minh Châu khắc họa sắc nét theo lối tương phản giữa bên trong và bên ngoài, giữa thân phận và phẩm chất. Vẻ đẹp của hình tượng là những ẩn khuất mà mới nhìn khó có thể đốn định. Đằng sau vẻ xấu xí, thơ kệch là một tầm lịng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

Đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục đến không thể nào hiểu được lại là một bản lĩnh kiên cường, là sự can đảm của người mẹ chắt chiu khát vọng hạnh phúc đời thường.

Và sau vẻ quê mùa, thất học của một người đàn bà lao động bình thường lại là sự thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình, dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành động... nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành biểu tượng đầy ám ảnh giúp nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận những con người bất hạnh, khốn khổ trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối; đó là niềm cảm thơng, thấu hiểu với số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn trong hành trình gian nan, đau khổ kiếm tìm hạnh phúc và sự bình n, và đó cịn là niềm trân trọng, tin yêu với những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính cách những con người nhân hậu, vị tha, sâu sắc và dũng cảm. Những ẩn khuất sau câu chuyện của người đàn bà hàng chài sẽ ln sống trong lịng người đọc, đánh thức trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời này.

Nhận xét về tác giả và tác phẩm:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 114 - 115)