4 câu đầu: Lời của ngườ iở lạ

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 27)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

a) 4 câu đầu: Lời của ngườ iở lạ

- Câu hỏi tu từ: Người ở lại - Đồng bào VB - hỏi người ra đi: khi về với Hà Nội rồi liệu còn nhớ nơi đây nữa hay khơng?

- “Ấy” - cá nhân hóa khoảng thời gian 15 năm - khoảng

thời gian đong đầy kỷ niệm của đồng bào Việt Bắc và cán bộ CM. Đại từ “ấy” khiến những danh từ chỉ thời gian trước nó bị đẩy về quá khứ xa xăm, thành thời gian của nỗi nhớ thương, ngậm ngùi, tiếc nuối

- “Thiết tha, mặn nồng" => để diễn tả tình cảm gắn bó, bền chặt của cán bộ CM và đồng bào VB trong 15 năm qua. Đây vốn dĩ là những từ ngữ chỉ dùng khi nói về tình cảm của đơi lứa, un ương nhưng lại được Tố Hữu đưa vào đây thật phù hợp, thật đẹp, thật tình. Tình cảm giữa cán bộ CM và đồng bào Việt Bắc keo sơn, bền chặt. - Câu hỏi tu từ: Nhắc nhớ về những năm tháng đã trôi qua. Câu hỏi này khiến cho con người trăn trở suy ngẫm vì sự tha thiết nghiêm nghị trong giọng thơ. Câu hỏi hướng về không gian chia thành hai miền: xi - ngược, gợi sự quấn qt gắn bó ta -mình, thể hiện nỗi nhớ người ở lại nhưng đồng thời cũng là lời chất vấn của người trở về thủ đô phồn hoa đô thị. Liệu người ra đi có nhớ về Việt Bắc, về cội nguồn và quá khứ. Câu thơ gợi ra suy ngẫm về nghĩa tình, đạo lý, về cội nguồn thủy chung. Liệu người ra đi còn nhớ về Việt Bắc, cội nguồn, nhớ quá khứ hay không ?

- Cây - núi: Nhớ về thiên nhiên VB - Sơng - nguồn: Cội nguồn của nghĩa tình.

=> Hai câu hỏi tu từ với hình thức điệp từ ngữ cấu trúc, vận dụng tinh tế và sáng tạo văn học dân tộc, 4 câu thơ thể hiện ân tình sâu nặng của đồng bào Việt Bắc với người kháng chiến.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 27)