Phân tích cụ thể:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 127 - 129)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

b. Phân tích cụ thể:

 Ý nghĩa thực:

- Xà nu là loại cây đặc thù, tiêu biểu cho vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.

- Hình ảnh xà nu trong tác phẩm cịn tạo nên một không gian nghệ thuật mang đậm hương vị sử thi của câu chuyện.  Ý nghĩa biểu tượng:

- Xà nu được miêu tả trong sự ứng chiếu với con người. - Xà nu trở thành một nhân vật gắn bó mật thiết với cuộc sống chiến đấu của con người Tây Nguyên.

+ Có mặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng Xô Man, lửa xà nu cháy giần giật trong bếp, khói xà nu dùng để xông bảng cho Tnú và Mai học chữ.

+ Tham dự vào những sự kiện trọng đại, chứng kiến bao thăng trầm biến cố và cũng như bước đường trưởng thành của dân làng Xô Man, Tnú đọc thư anh Quyết gửi trước khi hi sinh dưới ánh lửa xà nu, cụ Mết kể lại với dân làng trang sử bi hùng của làng Xô Man gắn với một quãng đời của Tnú trong nhà ưng, bên bếp lửa xà nu cháy sáng; khi

Tnú bị bắt, giặc đã đốt tay anh bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. - Cây xà nu trở thành biểu tượng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên, được đặc tả ở phần mở đầu và phần cuối của tác phẩm.

+ Mở đầu tác phẩm là hình ảnh ngọn đồi xà nu bị tàn phá bởi đại bác của kẻ thù: “hàng vạn cây, khơng có cây nào

không bị thương... chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề...rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”

=> Những thương tích ấy thượng trung cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xơ Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc kháng chiến: anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo trên cây vả, mẹ con Mai bị sát hại, đôi bàn tay Tnú bị tra tấn...

+ Hình ảnh những cây xà nu non, mới mọc, thay thế những cây đã ngã “ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng

lên bầu trời” gợi nhắc đến thế hệ trẻ của dân làng Xô Man

với sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, ham mê lí tưởng, tiếp nối thế hệ đi trước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đó là Tnú, Mai mưu trí dũng cảm. Đó là Dít gan góc, mạnh mẽ. Đó là bé Heng thơng minh nhanh nhẹn.

+ Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng...” tượng trưng cho niềm khát khát khao tự do, hướng tới ánh sáng của Đảng, lí tưởng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên: Tnú và Mai từ nhỏ đã tham gia nuôi giấu cán bộ, Tnú vượt ngục đi giải phóng q hương, Dít thay Mai làm cách mạng. + Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù: “Đạn đại bác không giết nổi chúng,

những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân

thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...”

=> Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bất khuất kiên cường mà sự vươn lên mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù: Tnú bị tra tấn dã man, bị đốt mười ngón tay nhưng vẫn kiên cường tiếp tục cầm súng chiến đấu.

+ Hình ảnh cây xà nu đại thụ ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng:

 Mang bóng dáng của cụ Mết - người già làng nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng, tự do, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu. Cụ Mết được hình dung như một cây xà nu lớn vững chãi, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ dân làng Xô Man.

 Mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống Mĩ. + Những ngọn đồi xà nu, những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy hút tầm mắt đến tận chân trời cho thấy rừng xà nu không chỉ tượng trưng cho một làng Xô Man bé nhỏ hay một vùng núi rừng Tây Ngun. Đó cịn là biểu tượng cho cả miền Nam, cả dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

c. Đánh giá:

- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

- Có thể nói hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành, nó được dùng như một ẩn dụ chỉ những con người Tây Nguyên: yêu tự do, giàu sức sống, bất khuất, kiên trung, thủy chung với cách mạng. Như vậy hình tượng xà nu đã được tác giả đưa lại cho bao ý nghĩa mới mẻ, giàu tính thẩm mĩ và ý nghĩa nhân sinh.

Phân tích cụ thể:

Một hình tượng nổi bật và xuyên suốt trong truyện ngắn này là hình tượng cây xà nu. Hình ảnh này khơng chỉ là khung cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện mà còn mang một ý nghĩa biểu tượng rộng lớn. Mở đầu và kết thúc truyện đều là hình ảnh cánh rừng xà nu: “đến hết tầm mắt cũng khơng thấy

gì khác ngồi những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” ( câu

này được nhắc lại gần nguyên vẹn ở đoạn kết, như một vĩ thanh láy lại, gây ấn tượng nổi bật, tạo một dư ảnh và dư âm đọng lại trong tâm trí độc giả sau khi câu chuyện đã khép lại). Trước hết, cây xà nu là một loại cây họ thơng, có nhiều ở Tây Nguyên, đây là loại cây có sức sống mãnh liệt, nó có thể sinh sơi, nảy nở ngay cả trên những vùng đất khơ cằn hay khí hậu khắc nghiệt: “Một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại

và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi, vừa mênh mơng, tưởng như đã sống từ ngàn đời, cịn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng triệu cây vơ tận...” Chính lồi cây có sức sống man dại và trong

sạch này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với Nguyễn Trung Thành khi viết về Tây Nguyên. Mở đầu tác phẩm nhà văn đã tập trung miêu tả cây xà nu bằng một đoạn văn dài. Kết thúc tác phẩm vẫn là hình ảnh những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời. Đây là kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng, khơng chỉ có ý nghĩa hồn tạo ấn tượng cho kết cấu tác phẩm mà còn nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu. Rừng xà nu cịn có mặt trong suốt tác phẩm với những biến thể khác nhau như củi xà nu, khói xà nu, nhựa xà nu, lá xà nu. lửa xà nu...

Và quả là rừng xà nu trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu xa của tác phẩm. Chúng ta hiểu vì sao truyện ngắn này có tên là “Rừng xà nu”. Tác giả cũng đã nói rõ vai trị của hình tượng xà nu trong sự tổ chức các chi tiết nghệ thuật và quy tụ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Xà nu là loại cây đặc thù, tiêu biểu cho vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Hình ảnh xà nu trong tác phẩm cịn tạo nên một khơng gian nghệ thuật mang đậm hương vị sử thi của câu chuyện. Có lẽ chăng chính cánh rừng xà nu là cảm hứng để nhà văn sáng tác tác phẩm? Nguyên Ngọc kể lại: “ Bắt đầu như thế nào? Không, quả thực bắt đầu tơi chưa hề có câu chuyện, cốt truyện nào cả. Bắt đầu

đến với ngịi bút, gần như khơng hề tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu. Hồi tháng 5 - 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với anh Nguyễn Thi. Nguyễn Thi về Nam Bộ, tôi rẽ xuống khu Năm. Cùng đi dọc Trường Sơn từ Bắc vào, đến điểm chia tay mỗi người về chiến trường của mình, là khu rừng bát ngát phía Tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu xa típ tắp tận chân trời. Tơi yêu say mê rừng xà nu từ ngày đó [ ... ], Nguyễn Thi và tơi đã sống với nhau một ngày một đêm chia tay cuối cùng trong khu rừng tuyệt vời ấy [...] Tại sao cái đêm giữa năm 1965 ấy, ngồi viết, rừng xà nu lại bỗng đột ngột đến với tôi, chảy ra dưới ngịi bút của tơi!...Rừng xà nu chợt đến. Và lập tức tôi biết tôi đã tạo được khơng khí, đã có khơng gian ba chiều. Và cũng lập tức đã +nhập được vào khơng khí và khơng gian ấy”.

Chính vì xà nu mang ý nghĩa biểu tượng nên sự miêu tả về lồi cây ở đây ln ln được đặt trong sự ứng chiếu với con người gợi ra những liên tưởng về đời sống - số phận cùng phẩm cách của con người - dân làng Xô man. Xà nu trở

thành một nhân vật gắn bó mật thiết với cuộc sống chiến đấu của con người Tây Ngun. Hình ảnh rừng xà nu có mặt

trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng Xô Man, lửa xà nu cháy giần giật trong bếp, khói xà nu dùng để xông bảng cho Tnú và Mai học chữ. Xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại, chứng kiến bao thăng trầm biến cố và cũng như bước đường trưởng thành của dân làng Xô Man, Tnú đọc thư anh Quyết gửi trước khi hi sinh dưới ánh lửa xà nu, cụ Mết kể lại với dân làng trang sử bi hùng của làng Xô Man gắn với một quãng đời của Tnú trong nhà ưng, bên bếp nửa xà nu cháy sáng; khi Tnú bị bắt, giặc đã đốt tay anh bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. Có thể nói xà nu ln là người bạn, chặng đường sinh sống song hành chứng kiến cùng với chặng đường biến động của cuộc sống con người nơi đây.

Là người bạn đồng hành gắn bó, cây xà nu còn trở thành

biểu tượng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên, được đặc tả ở phần mở đầu và phần cuối của tác phẩm. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh ngọn đồi xà nu bị tàn

phá bởi đại bác của kẻ thù: “hàng vạn cây, khơng có cây nào

khơng bị thương... chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề... rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” .

Những thương tích ấy thượng trung cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xơ Man nói riêng và đồng bào Tây Ngun nói chung đã phải trải qua trong cuộc kháng chiến: anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo trên cây vả, mẹ con Mai bị sát hại, đôi bàn tay Tnú bị tra tấn... Hình ảnh những cây xà nu non, mới mọc, thay thế những cây đã ngã “ngọn xanh rờn

hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” gợi nhắc đến thế hệ

trẻ của dân làng Xô Man với sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, ham mê lí tưởng, tiếp nối thế hệ đi trước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đó là Tnú, Mai mưu trí dũng cảm. Đó là Dít gan góc, mạnh mẽ. Đó là bé Heng thơng minh nhanh nhẹn.

Bên cạnh đó, với đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu “nó

phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng...” tượng trưng cho

niềm khát khát khao tự do, hướng tới ánh sáng của Đảng, lí tưởng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên: Tnú và Mai từ nhỏ đã tham gia nuôi giấu cán bộ, Tnú vượt ngục đi giải phóng q hương, Dít thay Mai làm cách mạng. Kiên gan bền bỉ, sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những

vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...” . Những hành động đó tượng trưng cho sức sống

mãnh liệt, bất khuất kiên cường mà sự vươn lên mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù: Tnú bị tra tấn dã man, bị đốt mười ngón tay nhưng vẫn kiên cường tiếp tục cầm súng chiến đấu.

Thủ pháp “ứng chiếu” giữa thiên nhiên và con người cũng còn được thể hiện ngay khi miêu tả nước, tác giả thường dùng cách so sánh với cây xà nu. Cụ Mết thì “ngực căng như một

cây xà nu lớn”; vết thương trên lưng Tnu do dao giặc chém

thì “ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện

lại, tím thẫm như nhựa xà nu”. Gan góc, mạnh mẽ, hình ảnh

cây xà nu đại thụ ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng như mang bóng dáng của cụ Mết - người già làng nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng, tự do, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu. Cụ Mết được hình dung như một cây xà nu lớn vững chãi, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ dân làng Xô Man. Ở đây, xà nu còn mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống Mĩ. Những ngọn đồi xà nu, những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy hút tầm mắt đến tận chân trời cho thấy rừng xà nu không chỉ tượng trưng cho một làng Xô Man bé nhỏ hay một vùng núi rừng Tây Ngun. Đó cịn là biểu tượng cho cả miền Nam, cả dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.Thủ pháp nghệ thuật “ứng chiếu” trong miêu tả tạo nên một sự chuyển hóa, hịa nhập giữa hình tượng thiên nhiên và con người, một bản hợp ca đầy chất thơ hào hùng, tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất của nhân dân giành tự do. Như vậy, với nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, có thể nói hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Rừng xà nu được dùng như một ẩn dụ chỉ những con người Tây Nguyên: yêu tự do, giàu sức sống, bất khuất, kiên trung, thủy chung với cách mạng. Như vậy hình tượng xà nu đã được tác giả đưa lại cho bao ý nghĩa mới mẻ, giàu tính thẩm mĩ và ý nghĩa nhân sinh.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w