Trong đêm mùa đơng trên núi cao(cắt dây trói ch oA Phủ):

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 108 - 109)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Tơ Hồ

b. Trong đêm mùa đơng trên núi cao(cắt dây trói ch oA Phủ):

Phủ):

Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với cuộc sống bình thường như một cái xác khơng hồn. Mùa đông ở Hồng Ngài dài và lạnh lắm, Mị có một thói quen khơng thể bỏ đó là sưởi lửa mỗi buổi đêm. Với Mị, bếp lửa là người bạn, là tri âm, là tri kỷ, là thứ hiếm hoi mang tới cho Mị một nguồn sáng ấm áp, giúp Mị vượt qua sự lạnh giá, cô đơn trên rẻo cao này. Dù đã có nhiều lần, A Sử về và nhìn thấy Mị sưởi lửa, hắn đạp Mị ngã lăn nhưng Mị vẫn nhất quyết khơng bỏ thói quen này “Tối nào Mị cũng ra sưởi lửa”. Khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ, mấy hơm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị. Bởi trong hoàn cảnh của Mị, cơ gái này thực sự đã q khổ để có thể đồng cảm với nỗi khổ của người khác, thậm chí, trái tim của Mị bây giờ cịn mất hết những cảm xúc, chỉ cịn một trái tim đóng băng, lạnh giá vơ cùng. Sống cùng những chà đạp, tủi nhục ở nhà thống lý, Mị đã rơi vào trạng thái trơ lì cảm xúc. Ở đây Tơ Hồi khơng nhằm chỉ trích sự vơ cảm của Mị mà thơng qua Mị ông muốn tố cáo, lên án sự tàn bạo của gia đình thống lý đã biến một cơ gái trẻ trung yêu đời trở nên câm lặng, tâm hồn tê dại.

Chính nhờ ngọn lửa mà Mị trơng sang A Phủ “Đêm ấy A Phủ khóc. Một dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”. Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã từng khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm khơng biết lau đi được. A Phủ, nói đúng hơn là dịng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra hồn cảnh của mình, xót thương cho chính mình. Và Mị đã nhớ lại mọi chuyện, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình. Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ. Nhưng nó cịn vượt lên giới hạn thương mình: “Mình là đàn bà ... chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi cịn người kia việc gì mà phải chết”. Mị khơng cảm thấy sợ hãi, chỉ cảm thấy một điều duy nhất bây giờ: “Cha con chúng nó thật độc ác”. Khi một kể đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân cái khổ mà mình phải gánh chịu thì đúng là một cuộc lộn ngược dịng của ý chí. Nó đã cho người đọc thấy được chắc chăn lần trỗi dậy này khơng dừng lại như đêm tình mùa xn mà sẽ là một cuộc phản kháng mãnh liệt khi Mị nhận thức rất rõ nguyên nhân của nỗi thống khổ.

Nghĩ thế, Mị cầm dao cắt dây trói cho A Phủ để rồi có khựng lại vài giây rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Hành động “cắt” dây trói là một quyết định mạnh mẽ, táo bạo, nhanh chóng và dứt khốt. Dường như ta cảm nhận được Mị khơng chỉ cắt dây trói cho A Phủ mà cịn đang cắt dây trói cho chính mình. Lịng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận. Đến bây giờ, tất cả những nỗi sợ hãi như cường quyền, bạo quyền hay thần quyền đều tan biến, chỉ còn lại trong Mị là một lòng ham sống vô cùng mãnh liệt, trào sôi.

Hai người dắt tay nhau đi, chạy trong đêm tối, mặc kệ tất cả những khổ ải nơi Hồng Ngài này đề tới Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, hai người được giác ngộ cách mạng và kết hôn với nhau, trở thành những chiến sĩ kiên trung trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Khái quát:

Hành động cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài khơng phải hành động mang tính bản năng mà đó là sự trỗi dậy của lòng khát vọng sống tự do mãnh liệt. Hành động táo bạo và đầy bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của một sức sống tiềm tàng khi đã trỗi dậy để chống lại cường quyền, thần quyền để giải phóng chính mình. Hành động cắt dây trói cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài của Mị có vẻ bất ngờ nhưng rất phù hợp tâm lí con người với quy luật cuộc sống “tức nước vỡ bờ”. Người đọc cũng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tơ Hồi khi ơng luôn phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn của con người. Với nhân vật Mị, giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: “ Đây là nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi Cách mạng đương đại.”.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 108 - 109)