Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 117 - 118)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

2. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

Kiến thức khái quát:

- Người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu. Nhưng người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ ấy, chị chịu đau đớn, đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ chồng. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng chừng vơ lí.

+ Bề ngồi, đó là một người đàn bà q nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ơng vũ phu ấy. + Qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương ấy, người ta mới thấy nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh của chị. Đó là tình thương vơ bờ dành cho những đứa con “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần phải

có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ không thể sống cho

mình”.

=> Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản thì chỉ cần yêu cầu người đàn bà li dị chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì sẽ thấy suy nghĩ và cách ứng xử của người đàn bà hàng chài là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.

- Qua câu chuyện ở tịa án huyện, ta thấm thía rằng khơng thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.

Phân tích chi tiết:

Tình huống truyện phát triển đẩy mạch truyền sang một tầng hiện thức sâu hơn khi nhân vật Phùng chứng kiến câu chuyện tại tòa án (huyện). Người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu, người có ý định khun bảo, thậm chí đề nghị người đàn bà khốn khổ ấy từ bỏ lão chồng vũ phu. Nhưng người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ ấy, chị chịu đau đớn, đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ chồng. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu được ngun do của những điều tưởng chừng vơ lí. Bề ngồi, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba

ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà vẫn

nhất quyết gắn bó với lão đàn ơng vũ phu ấy. Người đàn bà hàng chài van xin tòa cho chị được sống cùng người chồng vũ phu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tội con cũng được,

nhưng đừng bắt con bỏ nó...”.

Chị có thể giải thốt mình khỏi bị kịch gia đình bằng cách ly hơn với chồng, nhưng lại có bất hạnh của mình là lẽ đương nhiên bởi trong cuộc mưu sinh khơng dễ dàng gì trên chiếc thuyền kiếm sống ngồi biển xa cần có một người đàn ơng khỏe mạnh, biết nghề, chỉ vì có những đứa con cần được sống và lớn lên. Trong những chuỗi ngày cực nhọc, lam lũ, chị cũng biết chắt gạn niềm vui: “Ở trên thuyền, cũng có lúc vợ

chồng, con ai chúng tơi sống hịa thuận, vui vẻ”. “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi, chúng nó được ăn no”. Qua những

lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương ấy, người ta mới thấy nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh của chị. Đó là tình thương vơ bờ dành cho những đứa con “đám đàn

bà ở thuyền chúng tơi cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình”.

Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản thì chỉ cần yêu cầu người đàn bà li dị chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì sẽ thấy suy nghĩ và cách ứng xử của người đàn bà hàng chài là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Vậy là cái vỡ ra trong đầu Đẩu (vị chánh án miền biển) và cũng là của Phùng là: người đàn bà không phải là không mơ đến một hạnh phúc, không nghĩ đến nỗi khổ cực, tủi nhục của mình. Đằng sau cái sự lạc hậu mà người đàn bà tự biết là cả một sự thấu hiểu lẽ đời, cả một sự hi sinh đáng quý. Ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả đắng cay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà vị tha, nhân hậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ để làm nên ý nghĩa cuộc đời. Đối với Đâu và Phùng, là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái ác...nhưng vẫn thiếu kiến thức thực tế, vẫn giải quyết mọi thứ bằng lí thuyết sng, bằng lịng tốt cịn nơng cạn, hời hợt. Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức được những chân lí, những lẽ đời sâu sắc.Từ cái nhìn hiện thực mang tính chất khám phá, phát hiện, có chiều sâu, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán cái nhìn lãng mạn, một chiều với cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn đề trách nhiệm của người nghệ sĩ, của nghệ thuật phải đào sâu, phải khám phá, nhẫn nại với thực tế, dù thực tế ấy phũ phàng. Qua câu chuyện ở tịa án huyện, ta thấm thía rằng khơng thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 117 - 118)