Sông Hương khi chảy qua thành phố Huế:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 80 - 82)

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: 1 Thủy trình của sơng Hương:

c. Sông Hương khi chảy qua thành phố Huế:

Như đã tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thảng thực yên tâm theo hướng Tây Nam - Đông Bắc” rồi uốn một cánh cung rất nhẹ tới Cồn Hến khiến dịng sơng mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u. Nằm ngay giữa lịng thành phố u q của mình, sơng Hương cũng giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sơng Hương được cảm nhận dưới nhiều góc độ.

- Nhìn bằng con mắt của hội họa, sơng Hương và những chi lưu của nó tạo nên những đường nét thật tinh tế, làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đơ. Đó là hình ảnh chiếc cầu trắng bắc qua dịng sơng “in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vành

trăng non”. Hai bên bờ sông và những chi lưu của nó xum

xuê những bóng cây cổ thụ “tỏa vầng lá u sầm xuống những

xóm thuyền xúm xít”. Điều này khiến cho Huế mang một vẻ

đẹp riêng mà không một thành phố hiện đại nào có được. - Qua cảm nhận dưới góc độ âm nhạc, sơng Hương chính là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, rất chậm rãi, sâu lắng, trữ tình. Hồng Phủ Ngọc Tường đã thật tinh tế khi nhận ra cái đặc trưng của Hương giang. So với các dịng sơng khác ở Việt Nam và trên thế giới, lưu tốc sơng Hương có phần chậm rãi.

+ Nhà văn lí giải từ đặc điểm địa lí “những chi lưu ấy cùng

hai hịn đảo nhỏ trên sơng đã làm giảm hẳn lưu tốc của dịng nước khiến cho sơng Hương khi chảy qua thành phố Huế đã trôi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ là mặt hồ yên tĩnh”.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường còn mang đến một kiến giải khác hết sức thi vị và độc đáo về lưu tốc của dịng sơng mà ơng u q. Đó là cách lí giải bằng trái tim: sông Hương chảy chậm, điệu nhảy lững lờ vì nó q u thành phố của mình, nó muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời ra.

- Từ góc nhìn văn hóa, tác giả gọi sơng Hương là “người tài

nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, rồi thì dẫn ra câu chuyện về

người nghệ nhân già chơi đàn hết nửa thế kỉ... Tất cả đó là sự khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa sông Hương và nền âm nhạc cổ điển Huế. Đây chính là văn hóa Huế nói chung và vẻ đẹp sơng Hương nói riêng, vẻ đẹp hiếm thấy ở bất kì dịng sơng nào ở trong nước cũng như trên thế giới. - Với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sơng Hương là một người tình dịu dàng và chung thủy.

+ Khi rời khỏi kinh thành, sơng Hương chếch hướng chính Bắc. Tuy nhiên do đặc điểm địa lí của nước ta, thủy trình của dịng sơng đã thay đổi, nó chuyển dịng sang hướng Đông và như vậy sẽ phải đi qua một góc của thành phố Huế, ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đó là đặc điểm địa lí tự nhiên của dịng sơng.

+ Nhưng trong con mắt của người nghệ sĩ, khúc ngoặt ấy là biểu hiện của hút vấn vương, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình thủy chung, chí tình. Nhà văn hình dung sơng Hương như nàng Kiều trở về tìm Kim Trọng để trao lời thề trước khi đi xa. Một phát hiện thực độc đáo, thú vị và đậm màu sắc văn chương. Hương giang vốn đẹp nay càng đẹp hơn, trọn vẹn hơn, một vẻ đẹp hài hịa giữa hình dáng bên ngồi và phần tâm hồn sâu thẳm bên trong.

Nhận xét:

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dịng sơng từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của Huế. Ở trong đó ta thấy bàng bạc một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp thiên nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dịng sơng q hương.

Phân tích cụ thể:

Tơi vẫn cho rằng, những nhà văn thực sự có phong cách đều mang trong tâm hồn một “chất nam châm” riêng để hút lấy những gì thích hợp với nó. “Những gì” ấy, tơi gọi là “vùng

thẩm mỹ” của mỗi cây bút. Huế và dịng sơng Hương là vùng

thẩm mỹ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là quê hương văn học đích thực của ơng. Ơng viết về đối tượng này bằng một trái tim say đắm, một vốn liếng ngôn từ tinh luyện và một kho tri thức phong phú để tạo nên những trang văn vừa đẹp, vừa sang, vừa lấp lánh trí tuệ, vừa chan chứa ân tình.

Sơng Hương là đối tượng để bộc lộ tâm tình, là khách thể của trang viết trong sự thể hiện cái tơi của nhà văn. Sơng Hương chính là đối tượng để khảo cứu làm nên vẻ đẹp của xứ Huế. Chính vì vậy, sơng Hương đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ địa lý đến lịch sử và qua góc nhìn văn hóa, thơ ca. Ở góc độ địa lý, Hồng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu trực tiếp sơng Hương ở thượng nguồn để phát hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của dịng sơng. Đây là dịng sơng có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn. Với câu hỏi gợi tìm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, bằng bước chân rong ruổi, Hồng Phủ Ngọc Tường đã tìm về cội nguồn dịng chảy của Hương giang. Ở thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ trữ tình. Chẳng phải ngẫu nhiên khi người ta gọi sông Hương là “bản trường ca của rừng già”. Ở nơi khơi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sơng tốt lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng, vừa trữ tình như bản trường ca bất tận về thiên nhiên: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua

những ghềnh thác, cuộn xốy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những rặng dài chói lọi của hoa đỗ qun rừng”. Sắc đỏ

“chói lọi” ấy của lồi đỗ quyên càng làm nổi bật lên cái dáng điệu rộn rã, bừng bừng khí thế của một dịng sơng giữa lịng Trường Sơn hoang dã và bí ẩn, tựa như tuổi trẻ son sắt của những chàng trai, những cô gái đang thỏa sức vẫy vùng giữa biển trời thanh xuân nồng nhiệt, sống động. Cuối cùng cái vẻ hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình của dịng sơng đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Nhưng bấy nhiêu đấy vẫn chưa đủ để làm nổi bật hẳn cái cá tính của dịng Hương giang giữa mn vàn các dịng sơng của nhiều tác giả khác, ví như so sánh với Nguyễn Tuân nhà văn cũng có một dịng sơng Đà hung bạo, mãnh liệt kết hợp với vẻ trữ tình thi vị đầy đặc sắc. Thế nên Hồng Phủ Ngọc Tường đã chọn cách nhân hóa sơng Hương, khốc lên cho nó một tính cách thật đặc biệt bằng dáng vẻ của một người con gái Di-gan “phóng khống và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”. Đến

giữa lịng Trường Sơn, sơng Hương như một “cơ gái Di-gan

phóng khống và man dại”.

Đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Với hình ảnh so sánh này Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sơng. Biện pháp nhân hóa được sử dụng khiến con sơng hiện lên như một con người có cá tính, có tâm hồn: “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh hoang dại,

một tâm hồn tự do và trong sáng”. Nhà văn đã sử dụng hàng

loạt động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh: “rầm rộ”, “mãnh

liệt”, “cuộn xoáy”, “dịu dàng”, “say đắm”, “gan dạ”, “tự do”

để diễn tả từng trạng thái thay đổi của dịng sơng. Tác giả cịn sử dụng lối so sánh táo bạo, đặc biệt đầy hình ảnh: Sơng là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di- gan”, là “người

mẹ phù sa”. Tác giả đã nhân hóa sơng trong liên tưởng với

một cô gái, đây là liên tưởng kín đáo, ấn tượng làm cho gương mặt sông Hương được nắm bắt ở chiều sâu và ở nhiều phương diện khác nhau. Ra khỏi rừng, sông Hương trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dịng sơng đã hồn tồn rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”. Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời đã dang rộng vịng tay ơm ấp, hy sinh, trải qua biết bao nhiêu thế hệ thăng trầm nuôi lớn đứa con cố đơ bằng tất cả tấm lịng u thương, mong đợi. Có thể nói rằng với sự liên tưởng này Hồng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ biến sơng Hương thành một thực thể có linh hồn có xúc cảm, giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết vẻ đẹp hùng vĩ, man dại đầy chất thơ của sơng Hương mà cịn đặc biệt nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dịng sông với mảnh đất cố đơ bao đời nay, góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tấm lịng gắn bó của nhà văn với q hương, gắn bó với dịng sơng có nhiều nét cá tính độc đáo này.

Khái quát:

Như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dịng sơng từ nhiều khơng gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của Huế. Ở trong đó ta thấy bàng bạc một tình cảm u mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp thiên nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dịng sơng quê hương.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 80 - 82)