8 câu tiế p Bức tranh tứ bình:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 33 - 37)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

b) 8 câu tiế p Bức tranh tứ bình:

Mùa đơng:

- Thiên nhiên:

• 10.1954 là thời điểm Tố Hữu viết bài VB, đây là thời điểm mùa Đơng ở MB chính bởi vậy đây là mùa đơng của hiện tại – Có một số ý kiến khác cho rằng Tố Hữu mở đầu bộ tranh tứ bình của mình bẳng mùa Đơng là bởi lấy cảm hứng từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đơng.

• Bức tranh mùa đơng với màu xanh: xanh lá, xanh rừng, xanh trời => Màu của sức sống, của hy vọng.

• Điểm xuyết màu đỏ của những bông hoa chuối rừng như những ngọn lửa thắp sáng cả không gian núi rừng Việt Bắc xua đi khơng gian lạnh giá vốn có nơi rẻo cao.

=> Bức tranh sinh động, ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống. Bức tranh có hồn, ấm áp chứ khơng lạnh lẽo, cô liêu như những nhà thơ khác từ trước cũng đã từng viết về mùa đơng.

(Có thể liên hệ với đoạn thơ của nhà thơ Việt Phương:

“Mùa đơng lạnh gió lùa qua phên cửa Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ Ai có về tơi gửi áo len cho.”)

- Con người:

• Để cho hình ảnh con người xuất hiện trong 1 nét thần tình rực sáng nhất: đó là hình ảnh mặt trời chớp lóe trên lưỡi của con dao đi rừng gài nơi thắt lưng.

=> Ngơn ngữ thơ nhưng cũng chính là ngơn ngữ của 1 nhà nhiếp ảnh. Con người bây giờ như 1 điểm hội tụ của ánh sáng, xuất hiện ở 1 vị trí đẹp nhất: đèo cao, trong tư thế đẹp nhất: hình ảnh người lao động VB chịu thương chịu khó, đi giữa cánh rừng hùng vĩ trong tứ thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời => Đầy kiêu hãnh và vững chãi. (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng

ta – Nguyễn Đình Thi).

• Hình ảnh con người trở thành linh hồn cho bức tranh mùa đông ở Việt Bắc.

Mùa xn: - Thiên nhiên:

• Hình ảnh hoa mơ: Trắng dịu dàng, tinh khiết, trong trẻo. => Tín hiệu mùa xuân đặc trưng về trên Việt Bắc.

• Từ “nở" đặt ở giữa câu thơ => Bừng lên sức sống của mùa xuân.

• Trắng: trắng cả thời gian ngày xuân, trắng cả không gian rừng núi. Màu trắng trong trẻo, tinh khiết dường như đã lấn át cả màu xanh của lá làm bừng sáng cả khu rừng => Người đọc có cảm giác bâng khuâng như đang dạo chơi trong 1 không gian dịu mát, nhẹ nhàng của những đồi hoa mơ.

(Liên hệ với 1 bài thơ khác của Tố Hữu:

“Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”)

- Con người:

• Trong cơng việc đan nón - một nghề truyền thống của người Việt Bắc => Hình ảnh đẹp tự nhiên trong cơng việc hàng ngày.

• “Chuốt từng sợi giang” => Nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động Việt Bắc: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút.

 Mùa hạ:

- Thiên nhiên:

• Những hình ảnh đặc trưng nhất của muag hè Việt Bắc: tiếng ve và hoa phách.

• Rừng phách: Mùa xn cịn xanh non mơn mởn những tán lá, vậy mà khi chuyển hạ đã ngay lập tức đổ vàng, đồng loạt trổ

bơng.

• “Đổ” là từ ngữ được sử dụng rất tinh tế: Vừa tạo ra cảm giác đột ngột, biến chuyển bất ngờ, vừa diễn tả rất hay từng đợt mưa hoa của rừng phách khi có những cơn gió thoảng qua => Người đọc liên tưởng tới hình ảnh người mẹ thiên nhiên gõ nhẹ ngơi sao thần của mình, biến chuyển tài tình về sắc màu thiên nhiên Việt Bắc.

=> Bức tranh thiên nhiên có màu sắc, có âm thanh rực rỡ, sơi nổi.

- Con người:

• Hình ảnh cơ gái áo chàm cần mẫn đi hái từng búp măng rừng

=> Trở thành bữa cơm cung cấp cho bộ đội.

(Có thể liên hệ với những vần thơ trong bài thơ của nhà thơ

Nguyễn Bính để thấy được trong những vần thơ cũ, hình ảnh

cơ gái dân tộc, chân quê thường xuất hiện buổi ban chiều với những thân phận đau buồn hay sự cô đơn, hiu hắt:

“Cô hái mơ ơi! Cô hái mơ Chẳng trả lời tôi lấy một lời Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng Rừng mơ hiu hắt, lá mơ rơi.”)

Thế nhưng trong thơ của Tố Hữu, hình ảnh cơ gái dân tộc hiện lên rất thơ mộng, gần gũi, thân thương, tràn đầy sức sống).

• Hai chữ “một mình” nhưng khơng hề gợi lên sự cơ đơn, hiu hắt.

• Đang làm bạn với thiên nhiên trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.

=> Giọng thơ da diết, bâng khng.  Mùa thu:

- Thiên nhiên:

• Hình ảnh rừng Việt Bắc vào mùa thu, dưới ánh trăng hiền hòa.

=> Khoảng thời gian đẹp nhất gợi ra sự thanh bình, n ả. • Chữ “rọi” được dùng rất hay, như muốn nói tới ánh trăng đang tràn ngập bao trùm cả không gian núi rừng Việt Bắc => Ánh trăng của tự do, của hịa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc.

• Chính là ánh trăng báo hiệu về sự hịa bình, sự thắng lợi của Cách mạng.

- Con người:

• Xuất hiện với hình ảnh tiếng hát - tiếng hát của đồng bào Việt Bắc - Lời hát của những người ở lại nhắc nhớ về “ân tình thủy chung”.

• Là tiếng hát của đồng bào miền ngược gửi người về xuôi với biết bao niềm thương nỗi nhớ. Tiếng hát thể hiện sự gắn bó, thiết tha, mặn nồng.

(Có thể liên hệ với đoạn:

“Mình về thành thị xa xơi Nhà cao, cịn thấy núi đồi nữa chăng

Phố đơng, cịn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”)

Hoặc liên hệ thêm với đoạn thơ trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy để làm sâu sắc vấn đề: Tình cảm - ân nghĩa thủy chung giữ người đi và kẻ ở:

“Từ ngày về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường...”)

Khái quát: Nghệ thuật

• Thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàng. • Sử dụng hình ảnh mang tính đặc trưng cao. • Màu sắc kết hợp sinh động, hài hịa.

Phân tích cụ thể:

Thiên nhiên Việt Bắc khi thì đậm đà thi vị trong những hình ảnh thơ mộng “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương,

bản khói cùng sương...”; khi lại hùng tráng, lớn lao, vững

chãi cùng với con người trong cuộc chiến đấu “Núi giăng

thành lũy sắt dày - Rừng che bộ đội rừng vây quân thù - Mênh mông bốn mặt sương mù...”. Nhưng nhớ thiên nhiên

cũng là nhớ con người bởi con người Việt Bắc không tách rời mà ln hịa nhập, gắn bó với thiên nhiên Việt Bắc. Đoạn thơ dưới đây được coi là bộ tứ bình đẹp mà hết sức tự nhiên, dung dị về thiên nhiên Việt Bắc trong sự hài hịa với hình ảnh con người:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.”

Mở đầu đoạn thơ, tác giả sử dụng lại cách xưng hô đầy gần gũi, thân thương:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Cặp đại từ nhân xưng “mình” - “ta” là cách đối đáp quen thuộc của tình u đơi lứa, vợ chồng. Bằng cách gọi này, tác giả đã biến cuộc chia tay chính trị giữa cán bộ và người dân Việt Bắc như cuộc chia tay của đôi lứa yêu nhau đầy bịn rịn, lưu luyến. Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại hai lần diễn tả nỗi nhớ dâng trào mãnh liệt khơng kìm nén được, một lần nữa lại nhấn mạnh cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ thương da diết. Điệp ngữ “ta về” lặp lại hai lần và đứng đầu mỗi dòng thơ giúp tô đậm tâm trạng người ra đi, thể hiện sự tiếc nuối, không nỡ rời xa. Rằng thời khắc chia tay đã điểm, người cán bộ cách mạng lưu luyến chia xa với đồng bào hay chính là phần đời đi trước đã sớm tối quen với đời sống kháng chiến gian lao nay phải nói lời tạm biệt ân tình với phần đời sau mai này về với thủ đô Hà Nội. Nhưng dù là lời chia tay cất lên từ ai, ở khoảnh khắc nào thì nỗi nhớ vẫn luôn là cung bậc cảm xúc tha thiết nhất. Ở đây là “nhớ hoa cùng người”. “Hoa” là biểu tượng cho cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, còn “người” được coi là “hoa của đất” theo như cách nói của dân gian:

“Người ta là hoa đất”, kết hợp với từ “cùng” như càng

khẳng định rõ hơn sự gắn kết, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người nơi rẻo cao Tây Bắc này.

Và cứ thế, ngòi bút người nghệ sĩ viết thơ mà như cầm cọ vẽ nên bức tranh tứ bình mộc mạc, sinh động. Tố Hữu chọn mùa đông là mùa khởi đầu cho tứ thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Khắc họa lại mùa đông Việt Bắc, có lẽ chính Tố Hữu đã quay lại thời điểm lần đầu gặp gỡ đầy bỡ ngỡ, theo mạch cảm xúc, nhà thơ nhớ lại kỉ niệm của một thời gian khó. Câu thơ đầu tiên sử dụng bút pháp chấm phá, nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của

những đốm nắng. “Hoa chuối đỏ tươi” như đốm lửa ấm áp, lan tỏa hơi ấm tới những nẻo đường rừng, khe suối, mùa đông Việt Bắc từ ấy mà chẳng còn lạnh lẽo, u buồn. Sự ấm áp ấy có lẽ chỉ ở Việt Bắc, một Việt Bắc trong lịng Tố Hữu mới có được, khác với cái giá lạnh, cô đơn mà trước nay đã trở thành đặc trưng của mùa đơng:

“Mùa đơng lạnh gió lùa qua phên cửa Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn Cây Trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ Ai có về tơi gửi áo len cho”

(Việt Phương)

Mùa đơng của tự nhiên thì rét và lạnh lắm. Nhưng mùa đông trong lịng người cán bộ và nhân dân thì ấm áp nghĩa tình. Nếu như câu lục khắc họa một khung cảnh núi rừng bao la thì câu bát ngay sau đã đem đến hình ảnh trung tâm, nổi bật trên nền thiên nhiên ấy: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Giữa khoảng khơng gian mênh mơng vơ tận, hình ảnh con người lao động hiện lên đầy kiêu hãnh. Nhà thơ không miêu tả chi tiết mà chỉ nhanh mắt chớp lấy một hình ảnh thần tình nhất. Đó là khoảnh khắc khi ánh sáng của mặt trời chiếu xuống lưỡi dao gài ngang lưng. Con người bây giờ, như một điểm hội tụ của ánh sáng giữa núi rừng đại ngàn mênh mông, giữa lá xanh và hoa đỏ.

Trong nỗi nhớ về khung cảnh Việt Bắc mùa đông, nỗi nhớ ấy không lạnh lẽo mà ấm áp vô cùng. Nơi núi cao, nơi đại ngàn, mùa đông không hoang vu, không tàn tạ thê lương mà thật ấm áp.

Đông qua xuân tới, đất trời cũng có sự đổi thay:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Hoa mơ - tín hiệu mùa xuân dễ thấy nhất ở núi đồi Việt Bắc. Khung cảnh chống ngợp sắc trắng được vẽ ra chính là tín hiệu đầu tiên báo mùa xuân về cùng với đồng bào. Mùa xuân tới mang theo bao điều tốt lành, mùa xuân là mùa của khởi sự, là mùa của sinh sôi, là mùa bắt đầu cho một năm mới sức khỏe và may mắn. Người ra đi quả thực đã lựa chọn hình ảnh rất tiêu biểu khi nhớ về mùa xuân Việt Bắc. Phép đảo ngữ

“trắng rừng” là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo giúp cho nhà

thơ thể hiện tinh tế vềkhoảng không gian ngập tràn sắc trắng tinh khôi. Ta ngỡ như trước mắt bây giờ là cả một khu vườn mơ đang nở rộ, làm bừng giác quan của con người. Thơ Tố Hữu lúc nào cũng khỏe khoắn, mãnh liệt, sục sôi như thế, là

“trắng rừng”, là “ngày xuân mơ nở trắng rừng”, là “trắng rừng biên giới nở hoa mơ” (“Theo chân Bác”), chứ không

nhẹ nhàng, chỉ là “trắng điểm”, điểm xuyết như trong thơ xưa:

“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Nguyễn Du)

Trong cái nền của một không gian với sắc trắng tinh khơi và tràn trề nhựa sống, ta bắt gặp hình ảnh con người: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Hình ảnh con người

Việt Bắc mùa xuân gắn liền với công việc lao động hăng say và ý nghĩa, làm nên những chiếc nón gửi tặng người chiến sĩ khi mưa nắng mỗi ngày. Chi tiết “chuốt từng sợi giang” bên cạnh việc miêu tả sự chau chuốt, tỉ mỉ của người lao động còn là chi tiết tiêu biểu cho bàn tay khéo léo, cho tâm hồn tài hoa của đồng bào Việt Bắc đã làm nên vẻ đẹp bao đời. Mùa xuân sức sống đang tràn trề và tiếp nối ngay sau là mùa hạ rực rỡ, sáng tươi:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Tố Hữu tài lắm, và cũng tình lắm. Nhà thơ bắt được những cảnh đẹp nhất và cũng là đặc trưng nhất của mỗi mùa. Và mùa hạ nơi rẻo cao Tây Bắc làm sao thiếu được tiếng ve ngân. Không chỉ thuần nhất gợi tả màu sắc nữa mà đến đây, khơng khí mùa hạ đã rộn ràng hơn bởi âm thanh tiếng ve là một tín hiệu quen thuộc báo hiệu hè về. Nó tạo nên một khúc nhạc rừng rộn rã tưng bừng, náo nhiệt, làm cho không gian rừng núi náo nức một sức sống mới. Cách miêu tả của Tố Hữu như mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên sinh động, ta có cảm giác như tiếng ve ngân đến đâu thì rừng phách “đổ vàng” đến đó. Là bàn tay tạo hóa diệu kì hay ngơn từ tài hoa đã nhuốm màu cho cảnh vật? Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sangsắc vàng qua động từ

“đổ”. Ấy là sắc vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng,

đầy sức sống. Ấy cũng có thể là chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. Động từ “đổ” trong câu thơ được diễn tả rất tinh tế và chính xác. Nó diễn tả sự nhanh chóng, đột ngột của cảnh sắc thiên nhiên khi hè về. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hà: “Chữ “đổ” vừa gợi sự chuyển biến mau lẹ của màu sắc, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua vừa thể hiện chính xác hè sang. tác giả đã dùng âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để gọi dậy thời gian. Bởi vậy cảnh vừa thực nhưng cũng vô cùng huyền ảo.” Với cách sử dụng từ ngữ chính xác giàu liên tưởng, bức tranh thiên nhiên mùa hạ được đánh giá đặc sắc nhất trong bộ tranh tứ bình. Độc đáo và đặc sắc là vậy nhưng bức tranh hè về cũng khơng nằm ngồi thứ tự miêu tả từ thiên nhiên đến con người: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Gọi là “cơ em gái” - một cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương trìu mến của tác giả với đồng bào Việt Bắc, hình ảnh cơ gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Hoạt động “hái măng một mình” cũng giúp cân bằng lại sự rực rỡ, rộn ràng của mùa hạ, kéo không khí trở lại với mạch cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ - nỗi nhớ.

Nếu ba bức tranh trước được tác giả khắc họa vào ban ngày thì bức tranh mùa thu lại được miêu tả vào ban đêm:

“Rừng thu trăng rọi hịa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Hình ảnh vầng trăng là một hình ảnh quen thuộc và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thơ, đặc biệt trong thời kì cách mạng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

(“Cảnh khuya”, Hồ Chí Minh)

Cịn ở đoạn thơ này, hình ảnh ánh trăng được miêu tả giữa khơng gian rừng núi, ánh trăng như ẩn như hiện dưới những vòm cây vừa gợi lên vẻ đẹp trong trẻo, vừa lung linh, lại

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 33 - 37)