Khổ 8: Trăn trở, âu lo trong tình yêu:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 97 - 101)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Xuân Quỳnh

7. Khổ 8: Trăn trở, âu lo trong tình yêu:

Người phụ nữ mang trong mình khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng, khao khát sự thủy chung và hướng tới những suy nghĩ khác về tình yêu. Giọng thơ như trầm xuống để bộc bạch những lo âu, trăn trở đời thường của một người khi yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa”

Sử dụng cặp phạm trù đối lập kết hợp với kiểu cấu trúc câu “tuy - vẫn”, “dẫu - vẫn” để thể hiện những triết lý về sự vĩnh hằng, trường cửu của vũ trụ bao la đối lập với sự hữu hạn thời gian, sự nhỏ bé của con người. Đứng trước đại dương bao la, trước mn trùng con sóng “em” bỗng lo sợ trước sự trôi chảy của thời gian, lo sợ chừng ấy thời gian là yêu đương không đủ.

Cũng giống như Xn Quỳnh, ơng hồng thơ tình Xuân Diệu cũng bộc bạch sự lo âu của mình qua những vần thơ:

“Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Cịn trời đất, nhưng chẳng cịn tơi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng và khao khát tình u. Cũng chính vì lẽ đó mà thơ chị đầy ắp những lo âu, e ngại. Trong cuộc đời đầy biến động này, tình u quả là một cái gì đó thật mong manh , dễ đổ vỡ, bao giờ nó cũng mang theo nỗi khắc khoải khơng n để rồi nữ thi sĩ từng tâm sự rằng:

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói, Ai biết lịng anh có đổi thay?”

“Càng lo liệu đắp bồi, càng lo âu phấp phỏng. Con sóng thơ

trong hồn chị càng về sau càng nặng trĩu những u uẩn của một lòng nữ vốn cả nghĩ cả lo. Cất lên những nỗi niềm máu thịt ấy, Xuân Quỳnh thực là người đàn bà của muôn thuở”.

8. Khổ 9: Khát vọng hóa thân:

Xuân Quỳnh là người rất đỗi nhạy cảm với những bước đi của thời gian. Và chính sự nhạy cảm ấy đã dẫn chị tới tâm trạng lo âu, khắc khoải. Thế nhưng đến với “Sóng”, Xn Quỳnh đã vượt qua quy luật đó để tìm thấy sự lạc quan trong chính mình. Lựa chọn sống tích cực, khơng chán nản, tuyệt vọng, sống hết mình cho mỗi phút giây. Nhận thức được sự hữu hạn của cuộc đời, Xuân Quỳnh khao khát được hóa thân để vĩnh viễn hóa tình u của mình:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm cịn vỗ”

Cái tơi cá nhân mong muốn được hóa thân, được tan ra thành trăm con sóng nhỏ, được hịa vào đại dương để vĩnh viễn hát mãi khúc ca ngàn năm. “Biển” ở đây là biển lớn tình u, “sóng” là khát vọng hóa thân cho cái tơi cá nhân, “trăm

ngàn” là con số ước lệ chỉ sự vô cùng, vô tận. Nhận thức

được sự hữu hạn của đời người, người phụ nữ muốn được tan vào những con sóng để hịa nhập vào biển lớn tình u, khao khát về sự đồng điệu tuyệt đích vơ biên, phá vỡ mọi giới hạn, mọi khoảng cách để sống trọn vẹn với tình yêu. Khao khát được sống trong tình u vĩnh hằng khơng chỉ xuất hiện khi chị ở độ tuổi 25 mà sau này khi đã đi qua những giơng bão trong cuộc đời thì đó vẫn là khát khao mà chị mong mỏi:

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời khơng cịn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

Đặt vào hồn cảnh ra đời của thi phẩm “Sóng” thì độc giả cịn có thể thấy được khát khao của nữ thi sĩ là tình yêu cá nhân hịa cùng vào tình u Tổ quốc. Cất lên những nỗi lịng, những tâm sự về tình yêu cá nhân rồi tinh tế đưa vào tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc. Những vần thơ nhẹ nhàng của nữ thi sĩ cứ như vậy đi vào trong tâm thức mỗi độc giả để rồi: “Lòng thơ của mỗi chúng ta, người mờ người tỏ, người đang

yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy : sóng Xuân Quỳnh”.

IV. MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO:1. Mở bài: 1. Mở bài:

1.

Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình có rất nhiều người nghệ sĩ cứ đeo đuổi giấc mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ làm một con số khó đốn định. Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ơng hồng thơ tình Xuân Diệu với những vần thơ tình nồng nàn, đắm đuối. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào quên đi một trong những bài thơ tình nổi tiếng “Tơi u em” của nhà thơ Puskin. Và giữa biết bao chơng chênh của cuộc đời, ta lại tình cờ xơ trái tim mình vào thơ tiếng thơ giản dị, gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và sâu sắc của Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh không thể nào không kể tới thi phẩm “Sóng” – bơng hoa lạ nở dọc chiến hào.

2.

“ Làm sao cắt nghĩa được tình u! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

Đã mấy thập kỷ trơi qua, những vần thơ tình của Xn Diệu vẫn vang lên như một nốt nhạc huyền ảo, vấn vương mãi trong tâm hồn độc giả. Thử hỏi tình yêu là gì? Tại sao tình u lại có sức hút mãnh liệt đến vậy? Tình u khơng chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà nó đã đi vào thơ ca như một huyền thoại. Thơ ca Việt Nam hiện đại luôn dành một chỗ đứng ngất định cho đề tài tình u. Cùng với ơng hồng thơ tình Xuân Diệu , nền văn học Việt Nam cịn có nữ thi sĩ Xn Quỳnh với những bài thơ tình ấm áp, sâu sắc. Một thi phẩm không thể nào khơng kể đến đó là “Sóng”.

3.

Tơi vẫn cịn nhớ như in có một bận, Xuân Diệu đã từng thủ thỉ trong tác phẩm của mình:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

Con người ta vẫn thường vì tình yêu mà si mê nhiều như thế! Người thường đã vậy, thi sĩ hẳn sẽ nhạy cảm hơn, đó cũng là lý do vì sao giữa mn nẻo của thơ ca Việt Nam, những bài thơ viết về tình yêu, những nhà thơ viết về tình yêu vẫn thường được bạn đọc chú ý bằng cái nhìn đầy trìu mến. Và bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng là một tác phẩm như thế.

2. Kết bài:1. 1.

Chẳng biết tự bao giờ, nền văn học Việt Nam đã dành một chỗ đứng nhất định cho đề tài tình u. Đơi khi là những rạo rực của một thời tươi trẻ trong thơ Xuân Diệu, khi là khúc điệu buồn thương da diết, mong ngóng giây phút hội ngộ trong thơ Hàn Mặc Tử, khi lại là chút chân quê mộc mạc mà Nguyễn Bính mang theo,.. Để rồi, khi trong lịng mang bao bão tố thì người ta lại tìm về một mảnh tình u bình u như “Sóng”.

2.

May mắn cho nền văn học Việt Nam hiện đại khi có được một nữ sĩ tài năng như Xuân Quỳnh. May mắn cho Xuân Quỳnh bởi chị sở hữu một trái tim khao khát yêu thương và một tâm hồn nhạy cảm tới vậy. May mắn cho chúng ta vì thế hệ của những năm tháng này vẫn được tiếp tục lắng nghe bản tình ca “Sóng" để rồi gật gù cái đầu nghĩ về những điều tưởng cũ và chưa bao giờ cũ về tình u. Xn Quỳnh đã thật sự thành cơng , thành cơng với những điều nhỏ nhặt, bình thường từ cuộc đời chị viết. Và chị cũng thành cơng, khi có đơi lần cất lên vài dịng tâm sự khiến người ta

nao lịng:

“Nếu ngày mai em khơng làm thơ nữa Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc”

3.

Thi phẩm “Sóng” khép lại, vậy mà dư âm trong những vần thơ cịn vang mãi trong trái tim bạn đọc. Đó là những cảm xúc trong trái tim của người con gái khi yêu, khao khát yêu và muốn vĩnh viễn hóa tình u của mình. Năm tháng trơi đi, chỉ cịn tình u và nỗi nhớ thương ở lại. Những thanh âm cảm xúc mà sóng để lại trong lịng bạn đọc đem tới một sức cuốn hút vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ bây giờ trân trọng tình yêu mà Xuân Quỳnh gửi gắm, yêu thêm những giá trị cuộc đời và trân quý những người bên cạnh mình. “Sóng" của nữ sĩ “sinh ra để u mà làm thơ” này vốn dĩ không ồn ào, mà trái lại cực kỳ êm dịu. Những năm tháng “bom rơi đạn nổ” ấy, bông hoa hái dọc chiến hào này mới thật đẹp, thật tinh tế làm sao.

Văn bản: VỢ CHỒNG A PHỦ

-Tơ Hồi-

Nhà văn Tơ Hồi đã có dịp tâm sự:

“Câu chuyện Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hồn tồn có thực. Tức là ngun mẫu ở ngồi đời sống. Đợt ấy tơi đi công tác từ Tà Sùa sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Sùa tôi gặp một cặp vợ chồng người Mèo vào đúng dịp tết truyền thống của họ, tức khoảng tháng 11 âm lịch, trước tết Nguyên Đán của ta 1 tháng. Tết người Mèo kéo dài cả tháng. Tôi cùng đôi vợ chồng nhà kia đi ăn tết từ bản này sang bản khác. Ăn tết và uống rượu, rồi anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phải đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng nọ cộng với vốn hiểu biết của tôi về đời sống người Mèo làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Và tôi bắt tay vào viết.”

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 97 - 101)