Con người là đối tượng hàng đầu của nghệ thuật, là trung

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 113 - 114)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

2. Con người là đối tượng hàng đầu của nghệ thuật, là trung

tâm chú ý của người nghệ sĩ cũng như là chủ nhân của cuộc sống. Khi ta nói cách nhìn đời của ngườinghệ sĩ thì cũng bao hàm trong đó cách nhìn nhận con người.

Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, tác phẩm nghệ thuật khơng chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và tự nhiên mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu những chiều kích khác nhau của con người - một thực thể kì diệu và huyền bí. Hơn bốn mươi năm trước, Nam Cao đã đặt vấn đề nhìn người trong truyện ngắn Lão Hạc: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi (...) không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương. Đó là lời của nhân vật ơng giáo - một hóa thân của Nam Cao, đã chỉ ra: Phải nhìn người, phải tìm hiểu con người bằng đơi mắt tình thương. Với đơi mắt ấy mà ơng giáo cũng phải trải qua bao lần ngộ nhận rồi vỡ lẽ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, cho đến khi nhân vật từ giã cõi đời mới hiểu được một con người. Hành trình cố mà tìm hiểu để hiểu, để yêu thương con người mới gập ghềnh làm sao!

“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, một tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Con người với tư cách là đối tượng của nhà văn cố mà tìm hiểu trong Chiếc thuyền ngồi xa là người đàn bà hàng chài. Đó là nhân vật có sự đan bện, hợp thành của nhiều nghịch lý. Nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh, cùng với Đẩu - vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển nghe người đàn bà kể về cuộc đời mình, cùng một lúc thốt lên: “Không thể hiểu

được!” Quả thật là khó cắt nghĩa nổi khi mà một người đàn

bà cần cù, đảm đang, một người vợ tốt mà vẫn bị bạo hành vô cùng tàn bạo: Ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn. Trong hồn cảnh ấy người đàn bà vẫn cam chịu, khơng chống trả, không kêu van, khơng trốn chạy, khơng khóc lóc, tự nguyện chịu địn roi như là một phần khơng thể thiếu của cuộc đời mình.

Ấy vậy mà khi thằng Phác - con của chị, chống lại cha - kẻ vũ phu tàn độc, để che chở cho mẹ thì chị lại khóc lóc, van xin con. Chị thà chịu ở tù chứ nhất định khơng chịu bỏ kẻ hành hạ mình. Người đàn bà ấy chấp nhận cả những điều tưởng như phi lý: Trên thuyền phải có một người đàn ơng, dù hắn man rợ, tàn bạo. Và khi được hỏi: Cả đời chị có lúc nào thật vui khơng? thì chị khẳng định: “Có chứ!”

Giải mã những nghịch lý trên đây ta nhận được những kết quả bất ngờ, một sự đột biến trong nhận thức về con người như nhân vật Đẩu trải nghiệm: Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển.

Điều bất ngờ mà thú vị là người giải mã chuỗi nghịch lý ấy lại chính là nhân vật người đàn bà hàng chài. Câu chuyện về cuộc đời đau khổ của chị là sự lý giải, cắt nghĩa đầy sức thuyết phục.

Người đàn bà ấy không phải cam chịu, nhẫn nhục vô lý khi mà hồn cảnh sống khơng để cho chị một sự lựa chọn khác. Là người thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời cho nên đối với người chồng vũ phu, tàn độc, chị là người thấu hiểu nên độ lượng, bao dung.

Đối với đàn con, chị là người mẹ giàu đức hi sinh, thể hiện tình mẫu tử thật xúc động. Chị nói: “Ơng trời sinh ra người

đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”.

Chị mặc nhiên thừa nhận: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải

sống cho con chứ khơng thể sống cho mình”. Vẫn biết đó là

cái sự lạc hậu nhưng đó cũng là điểm bám víu, là cội nguồn sức mạnh để người đàn bà ấy cứng cỏi chấp nhận hiện thực, và sống tiếp.

Người mẹ nặng gánh mưu sinh ấy ln tìm mọi cách để bảo vệ thể xác và tâm hồn của con trẻ, chị chỉ khóc khi con bị đánh, và chị cười khi được ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no. Tình mẫu tử được chị ý thức như một thiên tính đương nhiên của người phụ nữ. Những tổn thương, đau đớn của thân xác và cả tâm hồn rỉ máu, chị đành cam chịu và hóa giải nó bằng tình thương con, bằng trách nhiệm chỉ sống cho con. Vậy nên, chị từ chối quyết liệt những lời đề nghị ly hơn của Đẩu và Phùng, vì ly hơn chị sẽ khơng cịn bị địn roi nhưng đổi lại là một gia đình tan nát - điều khủng khiếp nhất của một người mẹ. Chị khơng có bất cứ một sự lựa chọn nào khác.

Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu sáng tạo nên trong cuộc đời sáng tác của mình thì hình tượng người phụ nữ để lại ấn tượng sâu sắc nhất, là những hình tượng để đời, đó là các nhân vật: Quỳ trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Thai trong Cỏ lau và người đàn bà khơng tên trong Chiếc thuyền ngồi xa.

Mỗi nhân vật một số phận, một vẻ đẹp riêng, những diện mạo sâu sắc và phong phú đều là kết tinh tính cách Việt, là khn mặt nghệ thuật đích thực thuộc phần ám ảnh nhất của Nguyễn Minh Châu. Vẻ đẹp cốt lõi nhất, cũng thật thâm trầm, nhuần nhị chính là MẪU TÍNH.

Như ai đó đã từng tơn vinh: Vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ. Mẫu tính - đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra; là tình thương bẩm sinh của nữ tính; là tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú của tâm hồn nữ giới.

Mẫu tính là bản năng sinh ra sự sống và bản năng hi sinh cho sự sống bằng cả cưu mang, chăm lo, che chở và cả xả thân nữa. Nếu cái Đẹp là sự sống thì Mẫu tính là nguồn cội của sự sống. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người thì viên ngọc quý giá nhất, sáng nhất là Mẫu tính.

Trong sâu thẳm trong tâm hồn người đàn bà hàng chài quê mùa, lam lũ, nhẫn nhục, cam chịu Mẫu tính chính là những hạt ngọc lấp lánh. Hóa ra, cái xấu ở bên ngoài, ở bề nổi cũng thường che lấp những cái Đẹp, những cái cần được chia sẻ, cảm thông ở bề sâu.

Khơng chỉ có Phùng, Đẩu - người trong cuộc mới vỡ lẽ ra mà người đọc cũng sửng sốt, bàng hoàng để rồi vỡ ra cả một thế giới cảm xúc vừa thương cảm, đau đớn, xót xa, vừa yêu thương, trân trọng và cảm phục.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 113 - 114)