Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

1.4. Quản lý hoạt động GDKNS cho học sin hở trườngTHCS

1.4.6.1. Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường

Để quá trình GDKNS cho HS đạt hiệu quả nhà trường cần chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của đội ngũ thực hiện GDKNS. Cụ thể là:

* Quản lý việc tích hợp GDKNS vào mơn học của GVBM

Từ năm 2009 - 2010, Bộ GDĐT đã có Chỉ thị dạy tích hợp KNS vào các môn học và hoạt động trong các nhà trường phở thơng. Để tích hợp được nội dung GDKNS vào bài giảng, GVBM phải linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy để có thể chuyển tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa nắm được kiến thức của bài học vừa nhận thức được giá trị của cuộc sống, từ đó hình thành các KNS cho bản thân. Trong hoạt động tích hợp GDKNS vào mơn học, GVBM có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tích hợp GDKNS vào mơn học cịn là vấn đề mới mẻ đối với nhiều GV. Do đó, Hiệu trưởng phải lập kế hoạch quản lý chi tiết, cụ thể cho hoạt động. Mặc khác, cần phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV, đồng thời phân cấp QL cho đội ngũ tở trưởng, tở phó, nhóm trưởng chun mơn để thống nhất việc tích hợp GDKNS vào từng chương, từng bài cụ thể. Theo dõi sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ GV, đánh giá giờ dạy và kiểm

tra đánh giá kết quả rèn luyện của HS. Tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm.

* Quản lý HĐGDKNS của GVCN lớp

GVCN là đội ngũ chủ chốt của nhà trường làm cơng tác GD HS, trong đó có HĐGDKNS. Để đội ngũ GVCN lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch GDKNS cho phù hợp với từng khối lớp, đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường; chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá HS. Vậy người Hiệu trưởng cần quản lý HĐGDKNS của GVCN trên các mặt:

Quản lý việc GVCN xây dựng kế hoạch GDKNS, việc chuẩn bị giáo án của GVCN theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động tự chọn.

Quản lý việc GVCN triển khai thực hiện HĐGDKNS: triển khai trong giờ sinh hoạt lớp, trong các HĐGD khác…

Quản lý việc GVCN lớp phối hợp với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS.

Quản lý việc GVCN đánh giá kết quả rèn luyện KNS của học sinh

* Quản lý việc phối hợp thực hiện GDKNS trong hoạt động của Đồn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các Ban GDNGLL, GDKNS

Tở chức Đồn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM) có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện HĐGDKNS cho HS. Bởi lẽ, đây là nơi đoàn kết, tập hợp lực lượng Đội viên, thiếu niên (ĐVTN) học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Bên cạnh việc GD chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, truyền thống cách mạng, luật pháp, lối sống…, Đội TNTP HCM cịn tở chức nhiều phong trào hành động cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động của Đội là nơi để tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng KNS vững chắc

như: rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyết định…

Việc QL được thể hiện ở những nội dung sau: QL việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; QL sự đôn đốc với GVCN; QL sự chỉ đạo đối với các chi đội; QL theo dõi các hoạt động GDKNS; QL việc phối hợp với GVBM, GVCN, CMHS, các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường.

1.4.6.2. Quản lý sự phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGDKNS

Việc giáo dục HS (nói chung) và GDKNS (nói riêng) khơng chỉ có nhà trường, gia đình mà phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bởi lẽ, quá trình hình thành nhân cách của HS là một quá trình phức tạp. Mỗi phẩm chất đạo đức của HS là kết quá tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và chúng có mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Gia đình, nhà trường, xã hội là ba mơi trường liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi cá nhân.

Chính vì vậy, người QL cần xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và QL chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong công việc tổ chức HĐGDKNS về cả nội dung, hình thức tở chức và cách thức phối hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các lực lượng GD, tạo nên sức mạnh tổng hợp để công tác GDKNS cho HS đạt hiệu quả như mong muốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)