8. Cấu trúc đề tài
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDKNS cho HS
tích hợp vào các môn học và thông qua các hoạt động trong nhà trường
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
hoạch GDKNS. Đội ngũ GV nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp GDKNS vào các môn học cũng như các HĐGDKNS cho HS. Mọi GV phải thực hiện việc tích hợp GDKNS vào các môn học, các HĐGD và xem đây là một việc làm thường xuyên, có ý nghĩa thiết thực.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện * Nội dung thực hiện
Chỉ đạo GVBM tích hợp GDKNS thông qua các môn học: khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa lý, Giáo dục công dân…), khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh…).
Chỉ đạo GVCN thực hiện HĐGDKNS cho HS trong công tác của GVCN (triển khai trong giờ sinh hoạt lớp, trong các hoạt động giáo dục khác…).
Chỉ đạo Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên thực hiện HĐGDKNS trong các hoạt động của Đoàn Đội.
Chỉ đạo Ban HĐNGLL thực hiện GDKNS cho HS thông qua HĐGD NGLL (các chủ đề GDNGLL; câu lạc bộ đố vui để học, ngoại khóa; các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi nhân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, phù hợp với lứa tuổi HS THCS).
Chỉ đạo sự phối hợp giữa Đoàn Thanh Niên, Đội thiếu niên - GVCN - GVBM - Ban HĐNGLL để tạo ra các hoạt động bổ ích góp phần GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao.
* Cách thức tổ chức thực hiện
Lãnh đạo nhà trường phải có sự thống nhất trong việc chỉ đạo đội ngũ GV (GVBM, GVCN, cán bộ Đoàn Đội, Ban HĐNGLL) thực hiện kế hoạch GDKNS cho HS.
- Chỉ đạo việc thực hiện tích hợp GDKNS vào các môn văn hóa
thành và phát triển KNS cho HS. Qua mỗi môn học, mỗi tiết học, HS vừa nắm được kiến thức của bài học, vừa nhận thức được các giá trị của cuộc sống, từ đó hình thành các KNS cho bản thân. Như vậy, GVBM có vai trò rất quan trọng trong công tác GDKNS cho HS.
Để có thể tích hợp nội dung GDKNS một cách hiệu quả, Hiệu trưởng cần quan tâm và chỉ đạo một số nội dung sau:
+ Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng nhà trường phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt và triệt để về kế hoạch lồng ghép, tích hợp nội dung GDKNS vào tất cả các môn học (cả khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên), cũng như trong các HĐGD của nhà trường.
+ Phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn để thống nhất việc tích hợp GDKNS và các tổ chuyên môn thực hiện rà soát các bài dạy có khả năng tích hợp GDKNS vào từng chương, từng bài cụ thể. Kế hoạch tích hợp phải xem xét, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp từng học kỳ và hằng năm.
+ Tổ chức các giờ dạy mẫu có tích hợp GDKNS trong phạm vi tổ, trường. Cần chọn GV đã được tham dự các chương trình tập huấn GDKNS ở cấp trên, GV có kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức HĐGDKNS hoặc tuyển chọn các tiết dạy tốt từ các tổ để dạy mẫu cho GV toàn trường. Sau đó, thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm cho các tiết dạy có tích hợp GDKNS ở các lần sau (chú trọng đến nội dung và hình thức tích hợp GDKNS vào bài dạy).
+ BGH nhà trường phải tổ chức đánh giá các nội dung đã thực hiện tích hợp vào các môn học vào cuối mỗi kỳ học hoặc mỗi năm học để thấy được những thuận lợi, khó khăn, những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế. Từ đó, có những biện pháp phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện HĐGDKNS trong công tác chủ nhiệm lớp.
trong đó có HĐGDKNS. GVCN quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu giáo dục.
Để phát huy được hiệu quả của GVCN lớp trong HĐGDKNS hoc HS, nhà quản lý cần quan tâm chỉ đạo:
+ GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch GDKNS phù hợp với từng khối, đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường.
+ GVCN bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lớp có khả năng điều khiển các HĐGDKNS. Qua đó, GVCN phân công, định hướng cho HS chuẩn bị nội dung hoạt động và tổ chức cho HS tự điều khiển hoạt động để các em thể hiện vai trò của mình. Đồng thời GVCN theo dõi, uốn nắn, giúp HS điều chỉnh và phát triển các kỹ năng của mình.
+ GVCN tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với nội dung GDKNS phong phú. Đổi mới hình thức nội dung giờ sinh hoạt lớp, tăng cường hoạt động tập thể gắn liền với hoạt động thực tiễn. Qua các hoạt động (các tình huống giả định, các trò chơi…) sẽ giúp các em trải nghiệm, rèn luyện KNS.
+ Tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá HS. Đánh giá kết quả tham gia hoạt động của HS và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của HS ở mỗi học kỳ và cuối năm học.
+ GVCN lớp tăng cường phối hợp với các LLGD khác trong và ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn, GVBM, Hội CMHS trong việc tổ chức các HĐGDKNS của lớp mình phụ trách nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDKNS.
- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong việc tham gia GDKNS cho HS
Để nâng cao được hiệu quả HĐGDKNS trong hoạt động của Đoàn Đội, người Hiệu trưởng cần chỉ đạo:
+ Đoàn trường, Liên Đội căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường, xây dựng kế hoạch GDKNS theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Cán bộ Đoàn, GV Tổng phụ trách Đội liên kết chặt chẽ với GVCN triển khai kế hoạch hoạt động.
+ Tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức các HĐGDKNS cho đội ngũ cán bộ Đoàn, GV TPT trường, phát huy tính tiên phong và ý thức trách nhiệm của chi đoàn GV và Ban chỉ huy Liên Đội trong HĐ GDKNS cho HS.
+ Đoàn trường, Liên Đội phối hợp với Ban HĐNGLL tổ chức các HĐGDKNS cho HS theo chủ đề, chủ điểm. Tổ chức các đợt thi đua với nhiều hình thức phong phú. Tổ chức các hoạt động xã hội tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua đó, hình thành ý thức tổ chức, tính kỷ luật, trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và hình thành, rèn luyện các KNS cho HS.
+ Đoàn trường, Liên Đội xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua của các chi đội sau mỗi hoạt động từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Mặt khác, cần biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình trong phong trào học tập, rèn luyện KNS để tạo nguồn động lực khích lệ đội viên.
- Chỉ đạo GDKNS thông qua hoạt động GDNGLL, GDKNS
Hoạt động GDNGLL, GDKNS là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp. Đây là hoạt động gắn lý thuyết với thực hành, giúp HS tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Khi tham gia vào hoạt động, HS sẽ cùng nhau hoạt động và tham gia vào các trò chơi để thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết tình huống căng thẳng… Với sự trải nghiệm trong các hoạt động, HS sẽ có cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng của bản thân, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho các em.
Để thực hiện có hiệu quả HĐGDKNS và HĐGD NGLL, Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
+ Thành lập ban chỉ đạo HĐGD NGLL, HĐGDKNS gồm một phó Hiệu trưởng làm trưởng ban, GV tổng phụ trách Đội hoặc bí thư Đoàn trường làm phó ban và các ủy viên là GVCN của 4 khối, giáo viên dạy GDCD, tổ giáo dục thể chất, một số giáo viên có kinh nghiệm về tổ chức HĐGD.
+ Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDKNS vào kế hoạch của HĐGD NGLL. Trên cơ sở đó, GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể về chủ đề, hình thức, thời gian và triển khai cho tất cả HS lớp mình để có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động.
+ Ban HĐGD NGLL, HĐGDKNS xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức cho các lớp sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm của từng tháng. GVCN giữ vai trò cố vấn, định hướng cho cán bộ lớp điều hành triển khai. Tất cả học sinh cùng tham gia vào hoạt động, tùy vào năng lực, sở trường mà mỗi em có một vai trò khác nhau trong hoạt động.
+ Hằng năm, Ban HĐGD NGLL, HĐGDKNS phối hợp tổ chức Đoàn Đội và các đoàn thể khác tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho HS vào các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, huyện bằng nội dung, hình thức phù hợp với chủ điểm. Qua các hoạt động này, HS được thực hành kỹ năng và có được sự trải nghiệm thực tế. Từ đó, nâng cao các KNS của bản thân mình.
+ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc các thành viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công. Kiểm tra hồ sơ HĐGD NGLL, HĐGDKNS. Kiểm tra kết quả việc triển khai hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị, đề xuất qua các buổi họp hàng tháng của BGH. Dự giờ hoạt động để đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc việc triển khai HĐGDKNS một cách cụ thể và thiết thực hơn.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Việc lồng ghép các nội dung GDKNS cho học sinh trường THCS trong hoạt động dạy học chính khóa và hoạt động dạy học ngoại khóa cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt và có những hướng dẫn cụ thể và kịp thời của Ban Giám hiệu nhà trường và các cán bộ quản lý như: Xây dựng kế hoạch lồng ghép; chỉ đạo tích hợp các bộ môn thích hợp; xây dựng các nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu GDKNS đã đề ra cho các cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy; cuối cùng phải kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những cách làm tốt và nhân điển hình.
Các lực lượng tham gia GDCKNS cho HS, chuẩn bị kỹ nội dung cần giáo dục, phương tiện thực hiện, nội dung giáo dục phải đầy đủ dữ kiện để kích thích sự tranh luận và dẫn tới kỹ năng cần học một cách hiệu quả, thiết thực. Muốn vậy, cần phải: Xác định mục tiêu học của hoạt động học; Xây dựng qui trình thực hiện hoạt động; Chuẩn bị vật liệu cho hoạt động; Hướng dẫn cách đúc kết hoạt động và liên hệ nội dung.