8. Cấu trúc đề tài
2.3.5. Thực trạng về sử dụng phương pháp GDKNS cho học sinh
Để nắm được thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh mà các trường THCS huyện Đồng Xuân đã thực hiện trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11: CBQL, GV đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp GDKNS cho học sinh THCS huyện Đồng Xuân
TT Các phương pháp giáo dục KNS Đánh giá của CBQL, GV (N = 220) Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện 1 Phương pháp thuyết trình 6.82 84.09 9.09 0.00 2 Phương pháp động não 2.27 44.55 51.82 1.36 3 Phương pháp nghiên cứu tình huống 0.00 20.45 74.55 5.00 4 Phương pháp đóng vai 0.00 23.64 70.00 6.36 5 Phương pháp trò chơi 5.45 22.27 70.00 2.27 6 Phương pháp thảo luận nhóm 20.45 29.09 50.45 0.00 7 GDKNS thông qua các phương pháp
khác (xin ghi rõ) 0.00 0.00 0.00 0.00
Qua kết quả khảo sát CBQL, GV về mức độ và kết quả sử dụng các phương pháp giáo dục trong thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh ở bảng 2.11 có thể thấy các trường THCS huyện Đồng Xuân đã sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau để thực hiện hoạt động GDKNS cho HS.
khảo sát cho thấy phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp chính mà các GV sử dụng để GDKNS cho học sinh. Trong khi đó các phương pháp giáo dục được cho là tích cực và hiệu quả trong GDKNS vẫn chưa được các GV sử dụng nhiều. Từ thực tế này, các lực lượng nhà quản lý cần có sự đầu tư thích đáng, quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc bồi dưỡng năng lực thực hiện HDGDKNS cho các LLGD, thường xuyên thay đổi và sử dụng các phương pháp GDKNS sao cho phù hợp với nội dung, hình thức tổ chức, lứa tuổi, hoàn cảnh thực tế, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia để nâng cao hiệu quả HĐGDKNS.