CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, tơi đã đề xuất 7 biện pháp. Trong q trình tổ chức thực hiện, mỗi biện pháp điều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết các
nhiệm vụ giáo dục cụ thể.
Các biện pháp trên có tính độc lập tương đối, mỗi biện pháp có một đặc trưng riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Kết quả của biện pháp này là yếu tố hỗ trợ thành công cho các biện pháp khác.
Nếu như xem biện pháp 3,4,5 là trọng tâm, có tính quyết định thì biện pháp 1,2 là tiền đề, có tính tiên quyết, biện pháp 6,7 là điều kiện để thực hiện. Vì vậy, tùy theo từng thời điểm nhất định, tùy theo điều kiện để thực hiện, tình hình thực tế của mỗi trường mà sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng biện pháp trong q trình thực hiện.
Tóm lại, nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên, sẽ tạo được sự chuyển biến trong quản lý HĐGDKNS cho HS, nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân.
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp mà chúng tôi đã nêu là kết quả của quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐGDKNS của các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Do điều kiện thời gian có hạn, nên khơng thể thử nghiệm để rút ra được hiệu quả của các biện pháp đã nêu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm thông qua việc lấy ý kiến của 220 người, bao gồm: CBQL (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), cán bộ Đoàn Đội, GVCN, GVBM của 11 trường có cấp THCS trên địa bàn huyện Đồng Xuân về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.
* Đối tượng khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi đã lấy ý kiến của 220 người. Bao gồm CBQL, cán bộ Đoàn Đội, GVCN và
GVBM.
* Phương pháp tiến hành khảo nghiệm
- Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn
* Mục đích khảo nghiệm
Xác định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất.
* Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề ra.
* Kết quả khảo nghiệm
Tổng cộng, số phiếu phát ra là 220 phiếu, số phiếu thu vào là 220 phiếu, tỷ lệ đạt 100%.
* Nội dung khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất
Các biện pháp
Ý kiến đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi (N= 220)
Tính cấp thiết % Tính khả thi % Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi Biện pháp 1 65.9 34.1 0.0 0.0 62.7 37.3 0.0 0.0 Biện pháp 2 70.9 29.1 0.0 0.0 56.8 40.9 2.3 0.0 Biện pháp 3 56.4 40.0 3.6 0.0 39.1 55.4 5.5 0.0 Biện pháp 4 59.1 39.1 1.8 0.0 43.6 52.8 3.6 0.0 Biện pháp 5 60.0 38.2 1.8 0.0 35.5 60.4 4.1 0.0 Biện pháp 6 36.8 56.4 6.8 0.0 35.9 57.3 6.8 0.0 Biện pháp 7 40.0 55.5 4.5 0.0 35.9 61.8 2.3 0.0 Bình quân 55.6 41.8 2.6 0.0 44.2 52.3 3.5 0.0
* Từ số liệu khảo sát trên, tôi xin rút ra một số kết luận sau:
Chúng tôi đã tiến hành thăm dò, khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Mặc dù, cách nhìn nhận của các đối tượng khảo sát có khác nhau, tỷ lệ giữa các biện pháp có sự chênh lệch nhỏ song tất cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.
- Đối với tất cả 7 biện pháp, số người đánh giá mức độ “rất cấp thiết” có tỷ lệ bình quân là 55,6% và số người đánh giá ở mức độ “cấp thiết” là 41,8%. Tởng cộng cả hai mức độ có tỷ lệ bình qn là 97,4%. Các biện pháp có sự nhất trí cao, trong đó, biện pháp 1, 2 chiếm 100% ở mức rất cấp thiết và cấp thiết, số người đánh giá mức độ “ít cấp thiết” chiếm tỷ lệ bình quân 2,6%. Như vậy, các đối tượng khảo sát đánh giá cao về tính cấp thiết của 07 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
- Số ý kiến đánh giá mức độ “rất khả thi” ở 7 biện pháp có tỷ lệ bình qn là 44,2%, số ý kiến đánh giá ở mức độ “khả thi” đạt tỷ lệ 52,3%. Cộng cả hai loại ý kiến đó thì cả 7 biện pháp có sự đồng thuận về tính khả thi là 96,5%, có thấp hơn so với ý kiến đánh giá về tính cần thiết (97,4%). Mức độ “rất cần thiết” và “rất khả thi” của biện pháp 1 rất cao (65,9% và 62,7%).
- Trong các ý kiến khảo nghiệm, vẫn có một số ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là “ít khả thi”, “khơng khả thi”, mức độ bình quân là 3,5%. ở biện pháp 6, ý kiến cho rằng “ít khả thi” chiếm 6,8%. Điều này xuất phát từ thực tế, chúng ta thấy rằng hiện nay ở một số trường một số địa phương thì việc tăng cường CSVC, nguồn tài chính cho cơng tác giáo dục nói chung và cho HĐGDKNS nói riêng là một vấn đề cực kỳ khó khăn (nguồn ngân sách nhà nước cấp thì hạn chế, việc huy động nguồn vốn của cộng đồng là một bài tốn khó cho các nhà quản lý). Do đó, nhiều người vẫn cịn băn khoăn, e ngại. Đây cũng là một thực tế khách quan. Nhìn chung, ý kiến khảo sát ở mức độ “
ít khả thi” và “khơng khả thi” của 7 biện pháp là 3,5%. Tỷ lệ chung như vậy là một đánh giá khách quan bởi vì khơng có biện pháp nào tối ưu. Mỗi biện pháp đều có những ưu thế và những hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thế thống nhất, luôn hỗ trợ và bở sung cho nhau. Vì vậy, người quản lý tùy vào từng thời điểm nhất định, tùy theo điều kiện, tình hình thực tế của mỗi trường mà sử dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp để nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS.
- Xét tỷ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi thấy cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao. Tổng tỷ lệ “rất cấp thiết”, “cấp thiết”, “rất khả thi”, “khả thi” của cả 7 biện pháp là rất cao (tất cả trên 85%, cao nhất là biện pháp 1 với tỷ lệ 100%, thấp nhất là biện pháp 6 với tỷ lệ 93,2%). Điều này khẳng định các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý HĐGDKNS cho học sinh hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với yêu cầu đổi mới GD, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các HĐGDKNS cho HS là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, Hiệu trưởng trường THCS nói chung và các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên nói riêng cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý GDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác. Mỗi biện pháp đều có vai
trị tác động khác nhau đến công tác quản lý HĐGDKNS cho HS trong nhà trường. Vì vậy, các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng HĐGDKNS cho HS.
Qua kết quả khảo nghiệm và lấy ý kiến đánh giá, các nhà QL, các chuyên gia đều có sự thống nhất cao về các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên là rất cấp thiết và khả thi. Nếu được thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý HĐGDKNS nói trên, HĐGDKNS cho HS các trường THCS huyện Đồng Xuân sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng GDKNS nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện cho HS nhà trường nói chung, đáp ứng yêu cầu GD hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm QL, QLGD, KNS, GDKNS, quản lý GDKNS cho HS THCS và một số khái niệm liên quan. Từ đó, làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý GDKNS cho HS. Qua việc nghiên cứu này, đề tài đã xác định được cơ sở lý luận quản lý HĐGDKNS cho HS THCS.
1.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở khái quát tình hình phát triển GDĐT, phát triển GD THCS, luận văn đã tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS, thực trạng quản lý HĐGDKNS các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên. Từ đó, đề xuất biện pháp phát triển phù hợp với yêu cầu của nhà trường và địa phương.
Luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên với mong muốn nâng cao chất lượng GDKNS cho HS các trườngTHCS. Các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS nêu trên đều khẳng định tính cấp thiết và khả thi. Điều này được thể hiện qua kết quả thăm dò ý kiến của các nhóm đối tượng CBQL, cán bộ Đồn Đội, GVCN, GVBM, những người có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và giảng dạy. Thiết nghĩ, các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn sẽ góp phần khắc phục những điểm yếu kém, từng bước giúp công tác GDKNS cho HS các trường THCS huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên ngày càng có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của giáo dục hiện nay. Các biện pháp đề xuất đã tập trung vào 7 nội dung cốt lõi:
- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS
- Kế hoạch hóa việc tở chức các HĐGDKNS cho học sinh THCS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDKNS cho HS theo hướng tích hợp vào các môn học và thông qua các hoạt động trong nhà trường
- Tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho học sinh
- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ HĐGDKNS
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua - khen thưởng trong thực hiện HĐGDKNS
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GDĐT
- Bộ GDĐT cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện HĐGDKNS cho HS THCS trong cả nước.
- Tổ chức triển khai các đề án GDKNS cho HS THCS.
- Ban hành bộ chuẩn về GDKNS cho HS THCS để có định hướng chung. Sớm triển khai cho biên soạn, xuất bản sách và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tổ chức các HĐGDKNS cho học sinh.
2.2. Đối với UBND tỉnh Phú Yên
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sở GDĐT, các địa phương thực hiện tốt công tác GDKNS cho HS trong các nhà trường nhằm đáp ứng u cầu đởi mới giáo dục tồn diện.
- Tăng cường nguồn lực tài chính xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện cho công tác giáo dục - đào tạo nói chung và cơng tác GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Đối với UBND huyện Đồng Xuân
- Chỉ đạo đảng ủy, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, xây dựng các thiết chế văn hóa tại địa phương để hỗ trợ các nhà trường thực hiện hoạt động GDKNS cho thanh thiếu niên địa phương.
- Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình trong hoạt động GDKNS cho học sinh.
- Tăng cường nguồn lực tài chính để các nhà trường thực hiện xây dựng CSVC, mua sắm đầy đủ trang thiết bị và hỗ trợ hoạt động GDKNS cho HS.
- Có kế hoạch tuyển dụng GV có chuyên ngành phù hợp để thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh.
2.4. Đối với Sở GDĐT Phú Yên, phòng GDĐT Đồng Xuân
- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HS trong các trường. Xem việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS ngang bằng các mơn văn hóa.
- Tở chức các lớp tập huấn GDKNS cho CBQL, GV trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tở chức HĐGDKNS.
- Cần có kế hoạch biên chế GV chuyên trách GDKNS cho các trường THCS. Tuyển các sinh viên tốt nghiệp đã được đào tạo về chuyên ngành tâm lý học, giáo dục học, có kiến thức và kỹ năng trong HĐGDKNS để tham gia giảng dạy, tư vấn cho HS về vấn đề liên quan đến KNS.
- Tham mưu với UBND tỉnh, huyện tạo điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, chế độ, chính sách, biên chế đội ngũ GV GDKNS cho các trường.
2.5. Đối với các trường THCS huyện Đồng Xuân
- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngồi nhà trường để tở chức có hiệu quả HĐGDKNS cho HS.
lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho HS.
- Cử CBGV, cán bộ Đoàn Đội tham gia các lớp tập huấn về GDKNS, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường. Tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời, mở rộng giao lưu với các trường bạn để chia sẻ thêm kinh nghiệm.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc tích hợp, lồng ghép GDKNS vào các mơn văn hóa, các HĐGD. Thường xun kiểm tra, đánh giá về công tác GDKNS cho HS. Từ đó, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả cơng tác này.
- Tở chức nhiều chương trình, hoạt động (ngoại khóa, trải nghiệm, giao lưu văn nghệ, thể thao, tham quan, dã ngoại…) để HS có cơ hội tham gia rèn luyện và trải nghiệm KNS.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư CSVC, kinh phí cho HĐGDKNS.
2.6. Đối với các tổ chức xã hội
- Các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề GDKNS. Phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình để góp phần cùng các nhà trường thực hiện công tác GDKNS cho HS.
- Tích cực phối hợp với nhà trường, thực hiện tốt “xã hội hóa giáo dục”, hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện, CSVC, tạo điền kiện tổ chức các hoạt động NGLL để tăng cường GDKNS cho HS.
- Cần tổ chức các hoạt động bở ích, các b̉i sinh hoạt cộng đồng tại địa phương dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên giúp HS thực hành và rèn luyện KNS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Xuân (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội đảng bộ huyện Đồng Xuân nhiệm kỳ 2015 – 2020, Văn phòng huyện ủy, Đồng Xuân
[2]. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết TƯ 8 - Khố XI về Đởi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo,