Thực trạng nhận thức về kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 65 - 66)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về kỹ năng sống cho học sinh

Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và sự cần thiết của KNS đối với HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV và 440 HS ở 11 trường có cấp THCS trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của KNS

TT Mức độ nhận thức

Ý kiến đánh giá của CBQL, GV (N = 220)

Ý kiến đánh giá của HS (N = 440) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 36 16.4 38 8.6 2 Cần thiết 145 65.9 297 67.5 3 Ít cần thiết 39 17.7 102 23.2 4 Không cần thiết 0 0.0 3 0.7

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: Đa số CBQL, GV và HS nhìn nhận KNS là “Rất cần thiết” và “Cần thiết ” đối với HS (CBQL, GV : 82,3%, HS : 76,1%). Điều này đã khẳng định các nhà QLGD, GV và HS đã nhận thức

được vai trò hết sức quan trọng của KNS đối với HS THCS trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong xã hội ngày nay các em đang phải đối phó với nhiều cám dỗ, nguy cơ của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu đi những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những khó khăn, cám dỗ và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực, có ích cho bản thân và xã hội.

Tuy nhiên, sự nhìn nhận của CBQL, GV và học sinh về KNS chủ yếu ở mức độ “ Cần thiết ”, mức độ “Rất cần thiết” chưa được nhìn nhận cao. Hơn nữa, vẫn còn nột số CBQL, GV và HS cho rằng KNS đối với HS là ít cần thiết (CBQL, GV: 17,7%, HS 23,2%). Qua khảo sát thực trạng trên các nhà QL cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò của KNS và HĐGDKNS cho HS đối với sự phát triển nhân cách của học sinh để hoạt động này được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)