Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 126 - 130)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các THCS

3.2.7. Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá

học sinh THCS

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến cơng việc trong tở chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá HĐGDKNS của các LLGD và tiêu chí đánh giá mức độ hình thành KNS ở học sinh để có hướng điều chỉnh.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện * Nội dung thực hiện

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS. Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đánh giá. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

* Cách thức tổ chức thực hiện - Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Để kiểm tra đánh giá mang tính khách quan, cơng bằng và thực chất thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể để so sánh, phân tích, đối chiếu cho hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo tính khách quan.

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chuẩn thi đua. Mỗi hoạt động có những tiêu chí chung và tiêu chí đặc thù (qua kiểm tra, có sự điều chỉnh, bở sung kịp thời, hợp lý). Các tiêu chuẩn đánh giá với các mức xếp loại tốt, khá, trung bình, yếu.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải cơng bằng, khách quan và dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch đã quy định, ý thức trách nhiệm của GV và HS trong từng hoạt động, hiệu quả của cơng việc…

Các tiêu chí đánh giá kết quả HĐGDKNS phải thông qua ý kiến của Hội đồng sư phạm, phổ biến đến GV và HS để mọi người có thể tự kiểm tra, đánh giá bản thân và phong trào của lớp. Cuối cùng, lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động.

Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá cơng tác GDKNS cho HS

TT Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện/thang điểm 10 Tốt Khá TB Yếu Kém Chưa TH I Công tác quản lý 1 Hồ sơ quản lý HDGDKNS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 2 Bộ máy quản lý đảm bảo 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

3 Phân công cụ thể từng thành phần

trong bộ máy 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 4 Kế hoạch HDGDKNS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 5 Tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 6

Có tiêu chí đánh giá cơng tác QL, tở chức thực hiện và tiêu chí đánh giá múc độ hình thành KNS ở HS

10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

7 Hiệu trưởng theo dõi, đánh giá việc

thực hiện HĐGDKNS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 8 Có kế hoạch tở chức bồi dưỡng cho

LLGD KNS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

9 Thực hiện đầu tư CSVC, tài chính

cho HĐGDKNS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 10

Có kế hoạch và thực hiện hoạt động phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường.

10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

II Công tác GDKNS cho HS của GV, các BanHĐNGLL, Ban GDKNS

1 Có kế hoạch GDKNS cho HS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 2 Giáo án của GV có xác định mục tiêu

GDKNS, 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

3 Thực hiện HĐGDKNS đảm bảo kế

hoạch 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

4 Có sở theo dõi đánh giá chất lượng

GDKNS cho HS 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

II Kết quả hình thành KNS ở học sinh

1 Nắm vững các kỹ năng được giáo dục 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 2 Thực hiện các kỹ năng được giáo dục 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0 3 Có kỹ năng xử lý các tình huống cụ

thể 10 ;9 8 ;7 6 ;5 4 ;3 2 ;1 0

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đánh giá:

bị, triển khai thực hiện cho đến khâu cuối cùng đánh giá kết quả thực hiện. Đối với GV, kiểm tra kế hoạch HĐGDKNS; thực hiện nội dung hoạt động (công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh…); kết quả hoạt động. Đối với HS, kiểm tra số lượng HS tham gia; ý thức tinh thần, thái độ; mức độ nhận thức về các nội dung của hoạt động; kỹ năng tham gia hoạt động; kết quả giáo dục, các sản phẩm của hoạt động.

Kiểm tra cần phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hình thức dự giờ thăm lớp, tham dự các buổi triển khai HĐGDKNS để có nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác hơn. Kiểm tra bằng hình thức phỏng vấn, phiếu điều tra hoặc viết bài thu hoạch…

- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm:

Đối với HS: sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá và xếp loại. Kết quả rèn luyện của cá nhân và tập thể được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của HS.

Đối với GV: vào cuối mỗi tháng, cuối mỗi học kỳ và cuối năm, thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, họp Hội đồng sư phạm để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, Hiệu trưởng nhà trường kịp thời điều chỉnh, khắc phục những bất cập, yếu kém. Từ đó, xây dựng kế hoạch GDKNS cho năm sau phù hợp hơn với điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường.

Đồng thời, chọn ra những GV, HS tiêu biểu, nhiệt tình, có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong cơng tác GDKNS để biểu dương, khen thưởng, có thể bằng vật chất, tinh thần hoặc kết hợp cả hai. Việc khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên, khơi dậy nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ GV và HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)