CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các THCS
3.2.5.3. Các điều kiện thực hiện:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình ngược lại, sẽ có ảnh hưởng khơng tốt đến trẻ và kết quả cũng không tốt. Cho nên, muốn giáo dục các cháu trở thành người tốt, nhà trường, gia đình, đồn thể, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”.
Điều 3, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phở thơng và trường phở thơng có nhiều cấp học có quy định rõ: Nhà trường nhiệm vụ và
có quyền “Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho HĐGD. Phối hợp với gia đình HS, tở chức và cá nhân trong HĐGD .
Điều 12, Luật giáo dục đã nêu: “Mọi tở chức, gia đình và cơng dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Trên đây là những cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng nhà trường căn cứ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp các LLGD. Trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, để cơ chế khơng mang tính hình thức và sát với thực tiễn thì nhà trường chú ý làm tốt một số vấn đề sau:
- Người tổ chức, chủ trì các hình thức phối hợp trực tiếp giữa nhà trường và gia đình HS cần xác định rõ mục tiêu, nội dung của b̉i làm việc, hình thức tở chức phong phú, sinh động, nội dung thiết thực. Trong b̉i làm việc người chủ trì phải ln làm chủ mọi tình huống diễn ra, áp đặt được quan điểm đường lối của mình cho những người khác hiểu và phục tùng nhưng vẫn đảm bảo tính cơng khai, dân chủ.
- Với các hình thức sử dụng sổ liên lạc (sổ liên lạc điện tử) hay phối hợp với CMHS qua Ban đại diện CMHS của nhà trường, của lớp... thì nhà trường cần quan tâm tới nội dung, văn phong trao đổi tạo sự tơn trọng lẫn nhau trong q trình trao đởi.
- Hình thức sử dụng Ban đại diện CMHS để tổ chức phối hợp giữa nhà trường và CMHS, đòi hỏi Hiệu trưởng và các GVCN phải là người nắm vững phương pháp vận động quần chúng trong GD, biết định hướng để CMHS bầu chọn ra được những CMHS nhiệt tình, có tâm huyết, có uy tín với CMHS và với HS để tham gia vào Ban đại diện CMHS của lớp, của trường. Bản thân Hiệu trưởng và các GVCN phải công tâm trong HĐGD, đánh giá công bằng và khách quan về quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của HS.
- Nhà trường kết hợp với xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư muốn thực hiện được thì mỗi thành viên của các LLXH tham gia công tác GDKNS cho HS phải là một tấm gương đối với các em. Nhà trường kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền và chính quyền các địa phương nhằm kiểm sốt các tụ điểm vui chơi khơng lành mạnh ở khu vực nhà trường đóng và trên các khu vực dân cư để hạn chế các tác động tiêu cực của xã hội tới HS.
- Để xây dựng được môi trường tự GD trong HS, cần có một số điều kiện sau: Thứ nhất, GVCN hay cán bộ Đội phải là người có năng lực tở chức, thu hút HS, có tính kiên nhẫn, sự đồng cảm và gần gũi với HS để các em có thể tin tưởng và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của mình. Thứ hai, việc xây dựng một môi trường tự GD trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, với từng bước đi chắc chắn, phải xây dựng được những nhân tố tích cực, những nhóm bạn điển hình về giúp đỡ nhau học tập, tu dưỡng đạo đức. Thứ ba, phải lường trước những yếu tố khơng tích cực trong việc hình thành các nhóm chơi, nhóm bạn có thể ảnh hưởng đến việc GDKNS HS của lớp như hiện tượng bè phái gây mất đoàn kết, tụ tập chơi bời hay những phát sinh về mặt tình cảm chưa cần thiết... Muốn vậy GVCN phải thường xuyên theo dõi hoạt động của các nhóm bạn nói trên theo các cách thức khác nhau như dựa vào HS cùng lớp, dựa vào thông tin hai chiều với CMHS, với cộng đồng dân cư của địa phương nơi HS cư trú, từ đó có những điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
3.2.6. Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho HĐGDKNS
3.2.6.1. Mục tiêu
Cơ sở vật chất được xem là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng GDKNS trong nhà trường một cách toàn diện. Đồng thời, cũng là phương tiện phát huy tính tích cực dạy học đởi mới và tự giác học của HS. Nếu CSVC được đáp ứng theo chuẩn hóa và hiện đại hóa, đồng thời có nguồn
kinh phí đảm bảo, các hoạt động dạy học - giáo dục trong nhà trường sẽ có hiệu quả hơn.
Chuẩn bị tốt nguồn lực (CSVC, phương tiện, tài chính) để HĐGDKNS được tổ chức thuận lợi, nhằm đảm bảo cân bằng giữa các hoạt động dạy - giáo dục trong nhà trường.
Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. Huy động sự đóng góp về tài lực, vật lực của xã hội nhằm góp phần hồn thiện hệ thống thiết bị trong nhà trường. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tở chức, đồn thể trong xã hội đối với công tác giáo dục nói chung và cơng tác GDKNS cho HS nói riêng.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện * Nội dung thực hiện
CSVC và TBDH được xem như một trong những điều kiện không thể thiếu để thực hiện nhiệm vụ GDĐT. Bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện được cũng phải có CSVC, trang thiết bị cần thiết.
Đối với HĐGDKNS cho HS, rất cần có các CSVC sau : Diện tích khuôn viên nhà trường phải đủ rộng; sân chơi, bãi tập phải đủ rộng, có bóng mát, sạch sẽ, an tồn; phịng học, phịng để thực hành đảm bảo u cầu; các phương tiện như máy chiếu projector, màn hình, hệ thống loa máy, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ có liên quan đến chủ đề, chủ điểm GD, tạo môi trường thuận lợi cho các HĐGD; đủ các tài liệu, sách tham khảo phù hợp với HS; thư viện đạt chuẩn; phòng y tế và các thiết bị đảm bảo. Trên thực tế, phương tiện, tài liệu dành cho hoạt động này còn khan hiếm; nguồn kinh phí chi cho hoạt động này còn quá eo hẹp. Điều này gây khơng ít khó khăn cho HĐGDKNS.
* Cách thức tổ chức thực hiện
Để tăng cường CSVC - trang thiết bị cho HĐGDKNS, Hiệu trưởng nhà cần phải:
- Xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngân sách hằng năm, xác định nguồn tài chính dành cho HĐGDKNS, từ đó lập nên kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về xây dựng CSVC và đầu tư TBDH phục vụ HĐGDKNS theo hướng đồng bộ, trọng điểm, chất lượng và hiện đại để mua sắm các trang thiết bị dạy học, tài liệu cho hoạt động một cách hợp lý. Chú trọng phân bổ nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm trang thiết bị cho HĐGDKNS và các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường như bê tông sân trường, xây dựng khu sân chơi bãi tập đảm bảo an toàn, sạch đẹp. Đầu tư mua máy chiếu projector, âm thanh đi động, máy vi tính...
- Xây dựng hệ thống CSVC và TBDH hoàn chỉnh (trường sở, sách, thư viện và TBDH), đồng độ, trọng điểm, chất lượng và hiện đại. Tăng cường công tác kiểm kê tài sản, trang thiết bị, đánh giá cụ thể về tình trạng của TBDH hiện có. Từ đó, lập kế hoạch sử dụng, sửa chữa thanh lý.
- Lập kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo quản TBDH. Giao trách nhiệm cho Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách quản lý, chỉ đạo sử dụng thiết bị; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên. Theo đó, giao các tở chun môn quản lý, sử dụng và khai thác TBDH một cách hiệu quả trong các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng học tập phục vụ HĐGDKNS. Trong khi kinh phí cho hoạt động này cịn hạn chế thì lãnh đạo nhà trường cần biểu dương, khích lệ với GV có ý tưởng sáng tạo, tìm tịi các phương tiện, thiết bị, hình thức tở chức hoạt động phù hợp với điều kiện của lớp, của trường và khuyến khích, động viên HS tìm tịi, tự tạo ra những thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động của lớp, phù hợp với thực tế trường mình. Đây cũng là cách làm nhằm phát triển ở HS khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động chung của tập thể.
- Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục. Huy động nhiều nguồn đầu tư khác nhau từ các lực lượng xã hội, hội CMHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các cá nhân để sửa chữa, mua sắm, bổ sung, tăng cường CSVC và TBDH phục vụ cơng tác phát triển giáo dục nói chung và HĐGDKNS nói riêng. Qua đó, khẳng định vai trị của các tở chức, đồn thể trong xã hội đối với sự nghiệp phát triển GDĐT.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng cần phải:
- Có sự thống nhất trong qui chế chi tiêu nội bộ, sử dụng đúng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội cho hoạt động GDKNS, tránh lãng phí, như: kinh phí hoạt động, khen thưởng, mua sắm tài liệu, trang thiết bị…
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ làm công tác thiết bị và có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa cơ sở vật chất, bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao ý thức cho đội ngũ giảng viên sử dụng trang thiết bị hiện đại đặc biệt là nâng cao ý thức giữ gìn bảo quản và sử dụng của HS. Vì đây là một yếu tố quan trọng để bảo đảm giáo dục phát triển toàn diện cho HS.