CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
1.3. Hoạt động GDKNS cho học sin hở trường THCS
1.3.9. Học sinh trung học cơ sở:
Học sinh THCS (11-16 t̉i) là lứa t̉i có nhiều thay đởi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Lứa t̉i này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ
tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khủng hoảng”, “t̉i bất trị”... Do đó HĐGDKNS cho học sinh ở lứa tuổi này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phát triển của học sinh.
- Về thể chất: Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng
đều về mặt cơ thể. Sự phát triển hệ xương rất nhanh. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh. Sự phát dục bắt đầu ở lứa tuổi học sinh THCS.
- Về tâm sinh lý: Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ một cách bình đẳng, khơng muốn người lớn coi như trẻ con. Để duy trì sự thay đởi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, khơng phục tùng.
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác - người bạn, người đồng chí.
Về quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa t̉i này có sự thay đởi cơ bản so với lứa t̉i trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngồi của mình. Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm cịn mang tính bồng bột.
Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi cịn thể hiện sự mâu thuẫn của nó. Học sinh THCS có khả năng phân tích, tởng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, trở nên có kế hoạch, có trình tự và hồn thiện hơn.
Các em bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức, đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa t̉i này là mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách đã gây
nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người. Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
Trong những giai đoạn phát triển của con người lứa t̉i thiếu niên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Sự phát triển tâm lý của thiếu niên có chịu ảnh hưởng của thời kỳ phát dục. Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa thiếu niên với người lớn và với xã hội. Đây là lứa t̉i của các em khơng cịn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em cần được tơn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự giáo dục, chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Do đó khi thực hiện GDKNS cho các em ở lứa tuổi này, các nhà QLGD, GV, các LLGD khác cần phải nắm vững những đặc điểm phát triển này để lựa chọn thời điểm GD, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng độ t̉i, giới tính, tâm lý cá nhân, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của các em, phối hợp đồng bộ các lực lượng để HĐGDKNS cho HS THCS đạt hiệu quả cao nhất.