CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
2.2. Vài nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện
2.2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Phú Yên với trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Ḥịa, phía Đơng Bắc giáp huyện Sơng Cầu, phía Đông Nam giáp huyện Tuy An. Diện tích 1063km2. Thế mạnh kinh tế của huyện Đồng Xuân là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng lâm nghiệp và nghề truyền thống.
Trong những năm qua, kinh tế huyện tăng trưởng khá và phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân hằng năm đạt 15,27% (giai đoạn 2010 - 2015). Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh được chú trọng đầu tư, xây dựng và phát huy hiệu quả. Hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đởi mới. Hiện nay đã có 01 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, các xã còn lại đạt từ 10 đến 16 tiêu chí. Thu nhập bình qn đầu người đạt 25 triệu đồng/năm. Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều đởi mới, tiến bộ.
Cơng tác thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức. Thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ, người có cơng với cách mạng. Cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thực hiện có hiệu quả, tiếp tục quan tâm triển khai giải quyết việc làm, giải quyết thoát nghèo theo kế hoạch. Cơng tác thực hiện bình đẳng giới và
bảo vệ, chăm sóc trẻ được quan tâm đúng mức. Chi trả kịp thời các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và các đối tượng xã hội. Công tác khám chữa bệnh được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám và điều trị. Triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu về Dân số - KHHGĐ.
Trên cơ sở nền tảng của các thế mạnh, Đồng Xuân phấn đấu giai đoạn 5 năm (2016-2020) sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho quá trình phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu: Thu nhập bình quân từ 25 triệu đồng/người hiện nay lên 40 triệu đồng/người vào năm 2020. Tởng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội 7.000 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 4,5%/năm, riêng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6%. Giải quyết việc làm cho 12.000 lao động và đào tạo nghề cho 2.700 lao động. Đến năm 2020, 60% số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới; độ che phủ rừng đạt 47%; 98% dân cư vùng nông thôn được dùng nước sạch. [1]