Nội dung GDKNS cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

1.3. Hoạt động GDKNS cho học sin hở trường THCS

1.3.4.1. Nội dung GDKNS cho học sinh THCS

Những vấn đề liên quan đến nội dung của GDKNS được đề cập tương đối có hệ thống trong Chương trình GD của UNICEF vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong Chương trình “giáo dục những giá trị sống”, 12 giá trị cơ bản cần GD cho thế hệ trẻ đã được đề cập. Những nghiên cứu về KNS trong thời điểm đó đã cố gắng thống nhất quan niệm chung về KNS, cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Tuy nhiên, đa số các cơng trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này đều tiếp cận quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội. Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đơng Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về KNS nêu trên.

Từ định hướng về nội dung GDKNS của các Chương trình GDKNS mang tính tồn cầu, mỗi quốc gia đã cụ thể hóa những nội dung đó trong chương trình GDKNS sống ở quốc gia mình. Nội dung GDKNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện cái chung vừa thể hiện những nét riêng của từng quốc gia. Ngay trong một quốc gia, nội dung GDKNS trong lĩnh vực GD chính quy và khơng chính quy cũng có sự khác nhau, thể hiện rõ trong quan điểm chỉ đạo. Trong GD khơng chính quy ở một số nước, những kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói được coi là những KNS cơ sở. Trong khi đó, trong GD chính quy, các KNS cơ bản lại được xác định phong phú hơn theo các lĩnh vực quan hệ của cá nhân.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GDKNS ở Việt Nam những năm qua, Bộ GDĐT đã đưa ra nội dung GDKNS cho học sinh THCS như sau: “GD cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng

phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn cơng nghiệp hố đất nước. Nội dung GDKNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”. [12]

Đối với HS THCS, việc GDKNS cần tập trung vào những nội dung sau: nhận thức về bản thân (sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an tồn thơng thường, biết làm một số việc đơn giản); các kỹ năng xã hội cần thiết (thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó); một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và mơi trường; kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cơ, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu; kỹ năng đồng cảm và tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo; kỹ năng giao tiếp và hợp tác; kỹ năng tự nhận thức và cảm thông; kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực; kỹ năng tự học. [12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)