8. Cấu trúc đề tài
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra những quan điểm khác nhau về phân loại chức năng QL. Theo quan điểm truyền thống, H. Flayol đã đưa ra 5 chức năng QL. Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống chức năng QL bao gồm 8 vấn đề. Còn theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có 4 chức năng. Tuy nhiên, quan điểm nào cũng đề cập tới 4 chức năng chủ yếu, cơ bản là: kế hoạch hóa; tổ chức (nhân sự, bộ máy); Chỉ đạo (điều hành, điều khiển); kiểm tra.
* Kế hoạch hóa: Là việc làm đầu tiên của người QL, làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành động của cả tổ chức. Có thể hiểu kế hoạch hóa là quá trình thiết lập các mục tiêu, con đường, biện pháp, cách thức và điều kiện để thực hiện các mục tiêu đó.
* Tổ chức (nhân sự, bộ máy): Chức năng tổ chức trong QL là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Tùy theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng (liên kết ngang, dọc và việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của tổ chức).
* Chỉ đạo (điều hành, điều khiển): Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Chính ở khâu này, người QL sử dụng quyền
lực QL để tác động đến các đối tượng bị QL (con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống.
* Kiểm tra: Là chức năng xuyên suốt trong quá trình QL và cũng là chức năng của mọi cấp QL, kể cả đối với nhà QL ở cơ sở giáo dục như trường học. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Công việc này gắn bó với sự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, điều chỉnh mục tiêu.