Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.3. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một yếu tố cơ bản hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tổ chức tốt các HĐGD toàn diện trong nhà trường. QL nhà trường nhằm QL các HĐGD diễn ra bên trong nhà trường như HĐGD của nhà giáo; hoạt động học tập và rèn luyện của người học; các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của HĐGD của nhà trường; QL hoạt động sư phạm trên lớp và ngoài giờ lên lớp; QL nhà giáo, cán bộ, nhân viên và HS; quản lý cơ sở vật chất (CSVC), phương tiện GD; QL tài chính, tài sản của nhà trường vv...

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “QL nhà trường được hiểu là hoạt động của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên (GV), HS và các lực lượng GD khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GDĐT trong nhà trường” [40, tr.205].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là qui định chức năng,

quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [26, tr.258].

Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng nhất. Đa phần các HĐGD đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thống cơ sở GD (trường phổ thông, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học). Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống GD từ trung ương đến cơ sở. Theo đó, quan niệm QLGD luôn đi kèm với quan niệm QL nhà trường; các nội dung QLGD luôn gắn liền với QL nhà trường, QL nhà trường có thể được coi là sự cụ thể hóa công tác QLGD.

Như vậy, QL nhà trường thực chất là QL quá trình lao động sư phạm của thầy và trò diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học và giáo dục. “ Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)