Thực trạng quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng Hiệu trưởng quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh THCS huyện Đồng Xuân, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14: CBQL, GV đánh giá công tác quản lý mục tiêu GDKNS

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N = 220)

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp quản lý về GDKNS cho HS 0.00 30.91 66.36 2.73 0.00 12.73 58.64 28.64 2

Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu GDKNS cho học sinh 0.00 20.45 74.09 5.45 0.00 16.36 60.00 23.64 3 Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDKNS cho học sinh

0.00 25.45 70.45 4.09 0.00 28.18 54.55 17.27

4

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tổ chức hoạt động GDKNS của GV

0.00 39.09 60.91 0.00 0.00 35.45 58.18 6.36 5 Quản lý việc tổ chức hoạt

động GDKNS của GV 0.00 35.45 61.82 2.73 0.00 32.73 57.73 9.55 6

Tổ chức các buổi tập huấn cho GV về các nội dung GDKNS

0.00 10.91 30.91 58.18 0.00 10.00 33.64 56.36

7

Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu hoạt động GDKNS để phát triển năng lực GV

0.00 11.82 39.55 48.64 0.00 14.55 20.91 64.55

8

Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động GDKNS cho HS 0.00 21.82 74.55 3.64 0.00 20.91 28.18 50.91 9 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS cho HS 0.00 0.00 56.36 43.64 0.00 3.64 31.82 64.55

Kết quả thu được qua số liệu khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy: mức độ thực hiện các nội dung quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh được đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” chưa cao (tất cả các nội dung đều dưới 50%). Các nội dung quản lý mục tiêu GDKNS được đánh giá ở mức độ “Thỉnh thoảng” cao hơn nhiều so với mức độ “Rất thường xuyên” và “Thường xun” cộng lại. Thậm chí có nội dung quản lý nhiều CBQL và GV đánh giá ở mức “Chưa thực hiện” cao như: Tổ chức các buổi tập huấn cho GV về các nội dung GDKNS (58,18%), Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu HĐGDKNS để phát triển năng lực GV (48,64%), Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS cho HS (43,64%).

Về kết quả thực hiện: nhìn chung các nội dung quản lý mục tiêu GDKNS cho HS đều được đánh giá ở mức “Trung bình” và “Yếu” cao, mức độ “Khá” thấp, chưa được đánh giá ở mức độ “Tốt”.

Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý mục tiêu GDKNS của các trường THCS huyện Đồng Xuân cho thấy, lãnh đạo các trường THCS huyện Đồng Xuân đã quan tâm đến việc quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện các nội dung quản lý chưa tốt.

Kết quả phỏng vấn các Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cho thấy đây là những nội dung khó trong cơng tác quản lý. Lãnh đạo các nhà trường và đội ngũ GV tham gia thực hiện hoạt động chưa được tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động này, các nhà trường hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy kiến thức. Điều này bộc lộ những bất cập, hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay của một số CBQL. Do đó, các nhà quản lý cần phải nỗ lực để tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)