Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 92)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức đúng về vị trí, vai trị và nhiệm vụ của HĐGDKNS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng các nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ khác nhau của từng trường. Một số Hiệu trưởng đã thực hiện Khá - Tốt việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động và đưa công tác GDKNS vào chương trình, kế hoạch năm học của nhà trường. Đồng thời, một số Hiệu trưởng cũng đã chỉ đạo đội ngũ thực hiện công tác GDKNS xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Nhìn chung, HĐGDKNS đã được các nhà trường bắt đầu quan tâm thực hiện. Hiệu trưởng nhà trường cũng đã thực hiện công tác phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà

trường, nhất là các LLGD có sẵn trong nhà trường để nâng cao hiệu quả HĐGDKNS và nâng cao nhận thức của HS về các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Hiệu trưởng một số trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS và đã đạt được một số kết quả nhất định.

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

Đa số Hiệu trưởng chưa có biện pháp khả thi trong QL HĐGDKNS cho HS. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu trong công tác QL của Hiệu trưởng là:

Nhiều Hiệu trưởng lúng túng trong cơng tác lập kế hoạch, chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện HĐGDKNS cho HS. Việc tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện chưa cụ thể, chưa hợp lý, còn sơ sài. Chưa xây dựng được các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sự hình thành các KNS ở HS, cơng tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐGDKNS chưa thường xuyên và hiệu quả. Chưa tở chức được các khóa tập huấn cho đội ngũ thực hiện HĐGDKNS.

Đa số các trường chưa chọn được những nội dung GDKNS phù hợp để GD cho học sinh, chưa sử dụng các hình thức tở chức và phương pháp GD phù hợp để tổ chức HĐGDKNS. Đa số vẫn chỉ giáo dục qua các tiết dạy trên lớp theo quy định và qua các hoạt động lớn của nhà trường do đó chưa tạo được sự lơi cuốn và phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh.

Công tác tham mưu cho các cấp QL, cho chính quyền địa phương chưa được thực hiện tốt. Việc tổ chức hoạt động phối hợp các LLGD chưa thực hiện tốt nên chưa phát huy được sức mạnh cộng đồng trong công tác GD và huy động các nguồn lực thực hiện HĐGDKNS cho HS.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Để tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý HĐGDKNS cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS huyện

Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát như sau (Bảng 2.22):

Bảng 2.22 : CBQL, GV đánh giá nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh.

TT Nguyên nhân

Đánh giá của CBQL, GV (N = 220) Ảnh hưởng

nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng SL TL % SL TL % SL TL %

1

Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đời sống xã hội (lối sống tự do, thực dụng, các hiện tượng tiêu cực, internet …)

172 78.18 48 21.82 0 0.00 2 Thiếu sự quan tâm của chính quyền,

các tổ chức, ban ngành địa phương 158 71.82 58 26.36 4 1.82 3

Một bộ phận CMHS chưa quan tâm đến việc GDKNS cho con em và chưa phối hợp với nhà trường trong HĐGDKNS cho HS

183 83.18 37 16.82 0 0.00

4

Thiếu sự quan tâm của nhà trường do một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KNS và GDKNS cho học sinh

164 74.55 56 25.45 0 0.00

5

Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cấp quản lý về việc thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh THCS

146 66.36 68 30.91 6 2.73 6 Thiếu giáo trình, tài liệu hướng dẫn,

tham khảo 159 72.27 53 24.09 8 3.64

7 Thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách

về GDKNS 186 84.55 34 15.45 0 0.00

8

Thời gian dành cho hoạt động GDKNS trong tiết học và trong các hoạt động của nhà trường còn hạn chế

132 60.00 88 40.00 0 0.00 9 Chế độ kiểm tra. Đánh giá, khen

thưởng chưa phù hợp, kịp thời 116 52.73 104 47.27 0 0.00 10 Điều kiện CSVC, thiết bị, tài chính

chưa đảm bảo 96 43.64 116 52.73 8 3.64

Có thể chia các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác QL HĐGDKNS cho học sinh các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh

(nguyên nhân số 1,2,3,5,6) và nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường (nguyên nhân số 4,7,8,9,10). Kết quả điều tra tại bảng 2.22 cho thấy:

2.5.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài nhà trường

Theo đánh giá của CBQL, GV thì tất cả các nguyên nhân khách quan đều ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý HĐGDKNS cho học sinh, trong đó nguyên nhân do một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc GDKNS cho con em và chưa phối hợp với nhà trường trong HĐGDKNS cho HS có ảnh hưởng lớn nhất (83,18%), nguyên nhân do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đời sống xã hội (lối sống tự do, thực dụng, các hiện tượng tiêu cực, internet …) có ảnh hưởng lớn thứ hai (78,18%), nguyên nhân do thiếu sự quan tâm của chính quyền, các tở chức, ban ngành địa phương lớn thứ 3 (71,82%).

2.5.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường

Bên cạnh sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan bên ngoài nhà trường, hầu hết các nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường cũng được các CBQL, GV cho là có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý HĐGDKNS cho học sinh. Trong đó nguyên nhân do thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách về GDKNS (84,55%), nguyên nhân do thiếu sự quan tâm của nhà trường do một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KNS và GDKNS cho HS (74,55%), nguyên nhân do thiếu giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tham khảo (72,27%). Có hai ngun nhân được cho là ít ảnh hưởng đến cơng tác QL HĐGDKNS là: Điều kiện CSVC, thiết bị, tài chính chưa đảm bảo (43,64%), chế độ kiểm tra, đánh giá, khen thưởng chưa phù hợp, kịp thời (52,73%).

Qua kết quả này cho thấy, các nguyên nhân xuất phát từ con người (nhà trường, gia đình, xã hội) có ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản lý HĐGDKNS hơn là những nguyên nhân khác.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng về KNS, GDKNS và thực trạng quản lý HĐGDKNS của các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, có thể rút ra những nhận định sau :

Đội ngũ CBQL, GV các trường về cơ bản đã nhận thức đúng về vị trí, vai trị của KNS đối với học sinh THCS trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Một số trường đã lập kế hoạch thực hiện hoạt động này. Bước đầu các nhà trường cũng đã triển khai thực hiện thành công một số HĐGDKNS cho HS, mang lại hiệu quả nhất định trong HĐGDKNS cho học sinh các trường THCS.

Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGDKNS cho học sinh, chúng tôi nhận thấy nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDKNS trong nhà trường, trách nhiệm thực hiện HĐGDKNS cho học sinh của đa số CBQL, GV các nhà trường chưa cao, các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này, các HĐGDKNS cho HS chỉ mới dùng lại ở mức có tở chức thực hiện chứ chưa có sự đầu tư thực hiện bài bản. Việc triển khai thực hiện chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo. Do đó cơng tác lập kế hoạch, tở chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện và thực hiện hoạt động này của các CBQL và GV chưa đạt kết quả như mong đợi. Điều kiện để tở chức thực hiện hoạt động cịn hạn chế. Lực lượng tổ chức thực hiện hoạt động chưa chuyên nghiệp. Chưa có sự phối hợp đồng bộ trong thực hiện hoạt động giữa các LLGD.

Kết quả khảo sát trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân cần dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Có nhiều hoạt động trong nhà trường, mỗi hoạt động có những mục tiêu riêng. Nhưng suy cho cùng, tất cả các HĐ trong nhà trường đều hướng đến mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất hướng vào việc GDKNS cho HS trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDKNS cho HS đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Đồng Xuân nói riêng và của cả nước nói chung.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với mơi trường giáo dục, điều kiện GD, chủ thể cũng như khách thể GD của các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Mặt khác, các biện pháp này phải đảm bảo khắc phục được những tồn tại, yếu kém nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDKNS cho HS. Có như vậy, các biện pháp đề xuất mới có hiệu quả và mang tính khả thi.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ của các biện pháp quản lý HĐGDKNS thể hiện mối quan hệ mật thiết với nhau. Biện pháp này là cơ sở để thực hiện biện pháp kia

và ngược lại. Để đảm bảo nguyên tắc này, khi tiến hành xây dựng biện pháp quản lý HĐGDKNS, nhà QL cần tiến hành đồng bộ các biện pháp. Chỉ khi thực hiện đồng bộ thì mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGDKNS cho HS, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý HĐGDKNS của Hiệu trưởng là một hệ thống có liên quan mật thiết với cơng tác QL các HĐGD khác trong nhà trường. Cho nên, để các biện pháp quản lý HĐGDKNS của Hiệu trưởng có những tác động tích cực đến quá trình QLGD trong nhà trường thì các nội dung, cách tiến hành của các biện pháp cũng phải bảo đảm tính chặt chẽ và thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể, mang tính tồn diện.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện của các trường THCS huyện Đồng Xuân, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đề xuất phải thực hiện được ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hoạt động GDKNS cho HS các trường THCS huyện Đồng Xuân.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh các THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNS và tính cấp thiết của HĐGDKNS cho đội ngũ thực hiện cơng tác GDKNS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do đó mục tiêu của biện pháp này là làm cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS nhận thức đúng về tầm quan trọng, tính cấp thiết của KNS và HĐGDKNS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay từ đó tham gia q trình hoạt động giáo dục một cách tự giác và đầy trách nhiệm, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia HĐGDKNS cho học sinh để góp phần giáo dục toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện * Nội dung thực hiện

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, đội ngũ thực hiện cơng tác GDKNS về vai trị của HĐGDKNS đối với q trình giáo dục tồn diện nhà trường; nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ GV đối với HĐGDKNS trong giai đoạn hiện nay.

* Cách thức tổ chức thực hiện

Để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và các LLGD khác về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung sau :

- Đối với đội ngũ CBQL :

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác giáo dục, đặc biệt là nắm vững Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Thông tư số 04/2014/TT- BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý HĐGDKNS và HĐGDNGLL, nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng, cơng tác quản lý GDKNS cho HS nhà trường.

Tổ chức cho CBQL học tập, nghiên cứu Nghị quyết, các văn bản chỉ thị của các cấp, văn kiện của Đảng, Nhà nước một cách sâu sắc về đổi mới nâng

cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in sâu trong tư tưởng của mỗi nhà giáo.

Tổ chức Hội thảo, Hội nghị, tham quan học hỏi các mơ hình tiên tiến về GDKNS ở khu vực và địa phương; sử dụng các thông tin về quản lý GDKNS trên báo chí, trên mạng internet. Có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS trong nhà trường, cụ thể hóa nội dung, phương pháp GDKNS thành nội qui, qui chế một cách khoa học phù hợp với đặc điểm nhà trường.

- Đối với tổ chức Đoàn TNCS, Đội TNTP HCM

Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục để có định hướng xây dựng các biện pháp quản lý tổ chức các HĐGDKNS cho HS, coi đây là nội dung hoạt động, là chương trình hành động đầy trách nhiệm đối với các đồn viên, đội viên của mình và một trong những yếu tố đưa đến sự thành cơng trong q trình giáo dục đạo đức, nhân cách con người đó là việc nâng cao KNS.

Có biện pháp phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, để quản lý q trình GDKNS của HS. Qua đó, giáo dục HS ý thức tự giác, nhận thức được vai trị tự GD qua các HĐGDKNS, góp phần GD, rèn luyện KNS cho HS để trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

- Đối với GVCN, GVBM, thành viên các Ban GDKNS :

Thông qua các buổi hội thảo chuyên đề về KNS, các cuộc họp liên tịch, họp hội đồng giáo dục, họp công tác chủ nhiệm, họp tổ chuyên môn…, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức trách nhiệm, lịng nhiệt tình say mê, tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ của mỗi giáo viên.

GVCN, GVBM cần nắm vững nội qui, qui chế nhà trường, các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS, bởi GVCN là người gần gũi và

nắm rõ tâm tư nguyện vọng của HS. Qua đó, phải làm cho người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và nâng cao tính tự rèn luyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)