Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp GDKNS cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2.4.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp GDKNS cho học

Kết quả thu được qua khảo sát đối với 06 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở bảng 2.17 như sau:

Về mức độ thực hiện: đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý đã được Hiệu trưởng thực hiện nhưng chủ yếu chỉ ở mức độ “Thỉnh thoảng” (từ 46,36% đến 65%). Ở tất cả 06 biện pháp, có một số ý kiến cho rằng lãnh đạo các trường vẫn chưa thực hiện.

Về kết quả thực hiện: nhìn chung các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng thực hiện được CBQL và GV đánh giá đạt kết quả ở mức độ “Trung bình” là chủ yếu (từ 56,82% đến 80,00%). Có 02 biện pháp được đánh giá ở mức độ “Khá” cao là: Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp GDKNS cho HS (40,45%), Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT trong hoạt động GDKNS (35,91%).

Qua kết quả khảo sát thực trạng biện pháp quản lý đổi mới phương pháp GDKNS của các trường THCS huyện Đồng Xuân cho thấy, lãnh đạo các trường THCS huyện Đồng Xuân đã quan tâm đến việc quản lý đổi mới phương pháp GDKNS cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện các biện pháp quản lý chưa cao. Đa số Hiệu trưởng thỉnh thoảng mới tổ chức thực hiện những biện pháp quản lý của mình. Do đó, kết quả thực hiện

HĐGDKNS cho học sinh các trường chưa đạt hiệu quả, sự hình thành các KNS ở học sinh chỉ ở mức “Trung bình” cao (theo kết quả bảng 2.5) là điều không thể tránh khỏi. Từ thực trạng này, các nhà quản lý cần tìm các biện pháp để thúc đẩy giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp GDKNS cho phù hợp với nội dung, hình thức giáo dục KNS, đặc điểm HS của nhà trường để HĐGDKNS đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.17: CBQL, GV đánh giá biện pháp quản lý đổi mới phương pháp GDKNS

TT Nội dung thực hiện

Đánh giá của CBQL, GV (N = 220)

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDKNS cho HS

0.00 25.45 46.36 28.18 0.00 27.73 65.00 7.27

2

Tổ chức quán triệt cho giáo viên rõ mục tiêu, tinh thần đổi mới phương pháp GDKNS cho HS

0.00 18.64 65.00 16.36 0.00 17.73 78.64 3.64

3

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDKNS cho HS

0.00 17.73 58.64 23.64 0.00 14.55 80.00 5.45

4

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT trong hoạt động GDKNS

0.00 29.09 56.36 14.55 0.00 35.91 63.18 0.91

5

Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp GDKNS cho HS

0.00 32.27 55.00 12.73 0.00 40.45 56.82 2.73

6

Giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp GDKNS.

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh các trường THCS huyện Đồng Xuân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV. Kết quả thu được như sau (bảng 2.18)

Bảng 2.18: CBQL, GV đánh giá thực trạng công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động GDKNS

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N = 220)

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động GDKNS 10.00 13.64 46.36 30.00 3.64 12.73 52.27 31.36 2 Chuẩn bị đầy đủ CSVC và phương tiện phục vụ hoạt động GDKNS 3.64 15.45 60.00 20.91 2.73 12.73 65.91 18.64 3

Tổ chức bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các CSVC, phương tiện phục vụ cho hoạt động GDKNS

11.82 30.91 57.27 0.00 7.27 32.73 44.55 15.45

4

Huy động có hiệu quả kinh phí cho hoạt động GDKNS

3.64 25.45 60.91 10.00 4.09 29.09 51.82 15.00

5

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa để tăng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động GDKNS

5.45 20.45 56.36 17.73 2.73 21.82 55.45 20.00

Kết quả thu được ở bảng 2.18 cho thấy, mức độ thực hiện các nội dung QL các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh được đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” chưa cao

Kết quả thực hiện công tác QL các điều kiện phục vụ HĐGDKNS được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Tốt” và “Khá” chưa cao (từ 15,46% đến 40%). Các nội dung QL các điều kiện phục vụ HĐGDKNS chủ yếu được CBQL

và GV đánh giá ở mức độ “Trung bình” và “Yếu” cao (từ 60% đến 83,63%). Qua kết quả khảo sát cho thấy, lãnh đạo các trường THCS huyện Đồng Xuân đã quan tâm đến việc quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện các nội dung QL chưa tốt. Công tác QL chủ yếu chú trọng việc bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các CSVC, phương tiện phục vụ HĐGDKNS có sẵn. Các biện pháp QL khác chưa được lãnh đạo các nhà trường chú trọng thực hiện.

Kết quả phỏng vấn CBQL các trường THCS cho thấy đây là những nội dung khó trong cơng tác QL vì có liên quan đến cơng tác tài chính, đặc biệt là cơng tác huy động kinh phí, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng cường nguồn kinh phí đầu tư CSVC cho hoạt động trong điều kiện đời sống của đa số nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Song bên cạnh cũng có một số trường đã đạt chuẩn, có điều kiện hơn để thực hiện các nội dung này, nhưng hầu hết lãnh đạo các trường này đều dành kinh phí cho hoạt động chuyên môn. Điều này bộc lộ những bất cập, hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDKNS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay của một số CBQL. Do đó, các nhà QL cần phải nỗ lực để tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)