8. Cấu trúc đề tài
1.5.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá các HĐGDKNS
Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá các HĐ phối hợp có tác dụng: Đôn đốc các khách thể chịu sự quản lý, làm tốt hơn các nhiệm vụ đã được chủ thể quản lý phân công. Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, đơn vị, hay tổ chức xã hội tham gia vào quá trình GDKNS cho HS. Cho phép nhà QL nắm bắt chính xác việc diễn biến các HDGDKNS, kết quả của hoạt động này. Nhờ đó nhà QL có điều kiện điều chỉnh các hoạt động cho hợp lý góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách QL của mình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
HĐGDKNS là một bộ phận của quá trình GD trong nhà trường, là sự tiếp nối và đồng thời với hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt chủ trương của Đảng ta về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”.
Trong chương 1, các vấn đề cơ bản về GDKNS, tầm quan trọng và các KNS cần giáo dục cho HS cũng như công tác quản lý HĐGDKNS cho HS THCS đã được phân tích và làm sáng tỏ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, muốn đề ra được các biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi người CBQL phải nắm vững những vấn đề về mặt lý luận như đã trình bày ở trên. Đồng thời phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng GDKNS, thực trạng QL HDGDKNS cho HS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Tổng quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá đúng thực trạng HĐGDKNS, quản lý HĐGDKNS ở các trường THCS thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên để làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDKNS.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát mức độ nhận thức của các đối tượng về mục tiêu của GDKNS, việc thực hiện nội dung, chương trình, các hình thức, phương pháp tổ chức GDKNS của giáo viên và công tác quản lý HĐGDKNS của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Nhằm có được những thông tin chính xác nhất về thực trạng GDKNS, quản lý HĐGDKNS ở các trường THCS huyện Đồng Xuân, chúng tôi sử dụng chủ yếu nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra bằng bảng hỏi: nhằm đánh giá thực trạng HĐGDKNS và việc quản lý của Hiệu trưởng đối với HĐGDKNS cho HS trong các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên như: việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và QL hồ sơ, triển khai đổi mới phương pháp, QL việc sử dụng trang thiết bị phục vụ HĐGDKNS, QL hoạt động của Ban GDKNS, của giáo viên chủ nhiệm, quản lý HĐGDKNS qua hoạt động học tập, qua HĐNGLL, QL hoạt động rèn luyện của học sinh, QL sự phối hợp giữa các lực lượng GD…
Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu một số CBQL, GV để thu thập thêm những thông tin về quản lý
HĐGDKNS cho HS THCS.
Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu, mối tương quan giữa các số liệu thu được và làm rõ các vấn đề còn tồn tại, những vấn đề đã thực hiện tốt, tìm ra những thành tựu, nguyên nhân của thực trạng.
Phương pháp thống kê toán học : để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được của đề tài.
Quy trình khảo sát: Tiến hành xây dựng mẫu điều tra, gửi mẫu điều tra đến các đối tượng điều tra; thu mẫu điều tra và xử lý kết quả.
2.1.4. Cách thức xử lý số liệu
Đối với những câu hỏi đóng chúng tôi tính tỷ lệ % số người lựa chọn trên tổng số người tham gia điều tra. Trên cơ sở tỷ lệ % câu trả lời, chúng tôi phân tích để rút ra kết luận cần thiết.
2.1.5. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); giáo viên (GVCN, GVBM, GV TPT); Học sinh của 11 trường có cấp THCS/12 trường (trừ trường PT DTNT huyện vì trường này 100% HS là người dân tộc thiểu số, sống nội trú) với mẫu khảo sát như sau:
Mỗi trường chúng tôi chọn 20 CBQL, GV gồm: 02 CBQL, 18 GV (TTCM, GV TPT, GVCN và GVBM) và 40 học sinh gồm 10 HS/khối lớp (5 nam, 5 nữ). Tổng cộng mẫu khảo sát có 220 CBQL, GV và 440 HS
2.1.6. Địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát ở 11 trường có cấp THCS thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên: Trường THCS Nguyễn Du, THCS Phan Lưu Thanh, THCS Nguyễn Văn Trỗi, THCS Trần Quốc Tuấn, THCS Trần Quốc Toản, THCS Nguyễn Hào Sự, THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Lê Văn Tám, THCS Nguyễn Viết Xuân, THPT & THCS Chu Văn An, PTDTBT Đinh Núp.
2.1.7. Thời gian khảo sát
Thực hiện khảo sát từ tháng 01/2017 đến tháng 03/2017
2.2. Vài nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
2.2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Phú Yên với trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Ḥòa, phía Đông Bắc giáp huyện Sông Cầu, phía Đông Nam giáp huyện Tuy An. Diện tích 1063km2. Thế mạnh kinh tế của huyện Đồng Xuân là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng lâm nghiệp và nghề truyền thống.
Trong những năm qua, kinh tế huyện tăng trưởng khá và phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân hằng năm đạt 15,27% (giai đoạn 2010 - 2015). Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh được chú trọng đầu tư, xây dựng và phát huy hiệu quả. Hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Hiện nay đã có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 10 đến 16 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm. Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, tiến bộ.
Công tác thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức. Thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thực hiện có hiệu quả, tiếp tục quan tâm triển khai giải quyết việc làm, giải quyết thoát nghèo theo kế hoạch. Công tác thực hiện bình đẳng giới và
bảo vệ, chăm sóc trẻ được quan tâm đúng mức. Chi trả kịp thời các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và các đối tượng xã hội. Công tác khám chữa bệnh được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám và điều trị. Triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu về Dân số - KHHGĐ.
Trên cơ sở nền tảng của các thế mạnh, Đồng Xuân phấn đấu giai đoạn 5 năm (2016-2020) sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho quá trình phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu: Thu nhập bình quân từ 25 triệu đồng/người hiện nay lên 40 triệu đồng/người vào năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 7.000 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 4,5%/năm, riêng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6%. Giải quyết việc làm cho 12.000 lao động và đào tạo nghề cho 2.700 lao động. Đến năm 2020, 60% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; độ che phủ rừng đạt 47%; 98% dân cư vùng nông thôn được dùng nước sạch. [1]
2.2.2. Khái quát về tình hình GDĐT
Trong những năm qua, tình hình phát triển GD của huyện Đồng Xuân có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác huy động HS ra lớp và duy trì sĩ số HS được thực hiện tốt. Cơ sở vật chất, trường lớp học, thiết bị giáo dục được tăng cường. Toàn huyện hiện có 40 trường học, trong đó có 12 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 10 trường THCS, 01 trường Nội trú dân tộc, 01 trường THCS&THPT, 02 trường THPT. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm GDNN&GDTX huyện, 11 Trung tâm học tập cộng đồng. Mạng lưới trường lớp các cấp học không ngừng được củng cố và phát triển đều khắp các xã của huyện theo đúng đề án quy hoạch, cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của HS, nhân dân.
2.2.2.1. Mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh các trường THCS
* Mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh
Huyện Đồng Xuân có 12 trường có cấp THCS, trong 03 năm qua, quy mô về số lượng lớp, số học sinh giảm nhẹ từng năm. Tổng số lớp cấp THCS của 12 trường năm 2014 - 2015 là 133 lớp, với 3460 HS. Đến năm 2016 - 2017, tổng số lớp là 119 lớp, với 3112 HS (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 : Tổng hợp mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp THCS
TT Trường 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
01 THCS Nguyễn Du 14 386 14 367 12 346
02 THCS Phan Lưu Thanh 19 551 19 543 19 483 03 THCS Nguyễn Văn Trỗi 11 281 12 276 8 248 04 THCS Hoàng Văn Thụ 11 242 10 247 8 190
05 THCS Lê Văn Tám 10 229 10 224 10 239
06 THCS Nguyễn Viết Xuân 11 272 12 281 10 270 07 THCS Nguyễn Hào Sự 19 484 19 492 19 444
08 PTDTBT Đinh Núp 8 227 8 225 8 184
09 THCS Trần Quốc Tuấn 7 169 6 154 5 132
10 THCS Trần Quốc Toản 7 131 6 138 4 110
11 THPT & THCS Chu Văn An 12 368 12 362 12 346
12 PT DTNT huyện 4 120 4 120 4 120
Tổng cộng 133 3460 132 3429 119 3112
(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân)
Hằng năm, công tác tuyển sinh và duy trì sĩ số HS được thực hiện tốt, tuyển sinh 100% số HS hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6, số HS đang học THCS chiếm 98,2% số dân trong độ tuổi. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và công tác phổ cập GD THCS nên số HS bỏ học giữa chừng giảm đáng kể, phần lớn HS bỏ học là do gia đình không quan tâm, lêu lỏng, học yếu không theo kịp chương trình. Các
em bỏ học thường bỏ đi làm ăn xa ở các thành phố lớn.
* Về đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên :
Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD cấp THCS có bước phát triển. Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ và phát triển trình độ trên chuẩn tăng nhanh. Tính đến thời điểm 31/12/2016, 100% CBQL, giáo viên (GV) đạt trình độ chuẩn, 64% đạt trình độ trên chuẩn. Hầu hết GV đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vững vàng. Trong những năm qua, ở cấp THCS có nhiều GV được nhận các danh hiệu cao quý như : chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GV giỏi cấp quốc gia, GV giỏi cấp Tỉnh, cấp huyện, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của UBND tỉnh.... Đây là thế mạnh của đội ngũ làm công tác giáo dục cấp THCS của huyện. Huyện Đồng Xuân là một trong những đơn vị có thành tích giáo dục đứng trong tốp đầu của tỉnh Phú Yên và đứng đầu trong các huyện miền núi của tỉnh.
* Về cơ sở vật chất trường lớp học
Hiện nay huyện Đồng xuân có 12 trường THCS và trường có cấp THCS, tất cả đều đang được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, trong đó có 05 trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 - 2020, các trường còn lại đang được đầu tư xây dựng trang bị theo hướng đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục đã được lãnh đạo các cấp và các trường quan tâm đầu tư. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong số 12 trường, có 05 trường đạt chuẩn có đầy đủ hệ thống phòng học chính khóa, phòng học bộ môn, phòng làm việc, thiết bị dạy học, hệ thống CNTT phục vụ hoạt động dạy và học và các CSVC khác. Các trường còn lại chủ yếu chỉ có đủ hệ thống phòng học chính khóa một vài phòng học bộ môn và phòng làm việc, hệ thống CNTT chủ yếu
phục vụ công tác hành chính của nhà trường. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và giáo dục và công tác quản lý của các nhà trường.
Bảng 2.2 : Tổng hợp số liệu phòng học và phòng chức năng
TT Trường 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Phòng học Phòng chức năng Phòng học Phòng chức năng Phòng học Phòng chức năng 01 THCS Nguyễn Du 07 05 07 05 07 05
02 THCS Phan Lưu Thanh 19 09 19 09 19 09 03 THCS Nguyễn Văn Trỗi 07 03 07 05 07 05
04 THCS Hoàng Văn Thụ 08 06 08 06 08 06
05 THCS Lê Văn Tám 05 01 05 01 05 02
06 THCS Nguyễn Viết Xuân 06 01 06 01 06 02
07 THCS Nguyễn Hào Sự 10 01 10 02 10 03
08 PTDTBT Đinh Núp 04 01 04 01 04 04
09 THCS Trần Quốc Tuấn 08 06 08 06 08 06 10 THCS Trần Quốc Toản 04 02 04 02 04 02 11 THPT & THCS Chu Văn An 06 02 06 04 06 04
12 PT DTNT huyện 04 06 04 06 04 06
Tổng cộng 88 43 88 48 88 54
(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân) 2.2.2.3. Chất lượng giáo dục học sinh các trường THCS
Trong những năm qua, các trường THCS trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường đẩy mạnh sử dụng thiết bị - ĐDDH phục vụ đổi mới GD, tăng cường công tác phụ đạo HS yếu để nâng cao chất lượng đại trà cũng như đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi để nâng cao chất lượng mũi nhọn, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, chất lượng mũi nhọn. Hằng năm, các trường đều thực hiện công tác kiểm định chất lượng GD.
Bảng 2.3 : Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh cấp THCS Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Học lực HSG các cấp
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
Kém 2014 - 2015 3460 2656 76,8% 711 20,5% 79 2,3 14 0,4 689 19,9% 1128 32,6% 1291 37,3% 352 10,2% 164 2015 - 2016 3429 2695 78,6% 656 19,1% 72 2,1% 6 0,2% 706 20,6% 1173 34,2% 1392 40,6% 158 4,6% 183 2016 - 2017 3112 2720 87,4% 358 11,5% 34 1,1% 0 766 24,6% 1117 35,9% 1117 35,9% 112 3,6% 209
(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân)
2.3. Thực trạng hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường THCS huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên
2.3.1. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về kỹ năng sống cho học sinh
Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và sự cần thiết của KNS