1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Suy nghĩ của bản thân về thái độ sống của CBQ qua bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay.
- Vào bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu thao tác lập luận phân tích. Hôm nay, chúng ta luyện tập kĩ hơn về thao tác này.
2. Nội dung bài giảng :
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung
Cách thức tiến hành:
- Cho các nhóm trao đổi, thảo luận các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà để thống nhất ý kiến (Thời gian: 5 phút). - Gọi từ 2 đến 3 nhóm nêu ý kiến trước lớp (hoặc GV thu kết quả và đọc cho lớp nghe). Cho các nhóm còn lại có ý kiến bổ sung. - GV nhận xét, đánh - Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong bài theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV. - Bổ sung những hạn chế. 1. Hai căn bệnh tự ti và tự phụ:
a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti: - Giải thích khái niệm tự ti (Tự ti: tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin), phân biệt tự ti với khiêm tốn (Khiêm tốn: có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người).
- Những biểu hiện của thái độ tự ti. - Tác hại của thái độ tự ti.
b) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ: - Giải thích khái niệm tự phụ (Tự phụ: tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích, do đó coi thường mọi người), phân biệt tự phụ với tự tin (Tự tin: tin vào
giá và bổ sung những thiếu sót (nếu có).
bản thân mình)
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ. - Tác hại của thái độ tự phụ.
2. Hình ảnh sĩ tử và quan trường:
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe.
- Đảo trật tự cú pháp.
- Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường: lôi
thôi > < ậm ọe, vai đeo lọ > < miệng thét loa.
- Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa.
3. Dặn dò : Về nhà rèn luyện viết đoạn văn theo các thao tác đã học để nâng cao kĩ năng viết văn. Đọc và soạn trước đoạn trích “Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu. Đọc trước và tìm hiểu hai bài đọc thêm : “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu và “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” của Chu mạnh Trinh.
: LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục đích yêu cầu :
- Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
- Bồi dưỡng thái độ yêu ghét phân minh, ý thức đấu tranh loại trừ cái xấu, gìn giữ cái tốt.
II. Chuẩn bị :
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,…IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (70 phút)