IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : (25 phút)
1. Câu 1: Tiếp theo ý “Sửu vội vã ra đi”, đến cầu Mê Tức, Trần Văn Sửu định nhảy xuống sông tự
tử thì thằng Tí chạy đến ôm cha. Trước sự kiên quyết của đứa con, Trần Văn Sửu không thể bỏ ra đi mà theo nó trở về Phú Tiên.
2. Câu 2: Tình nghĩa cha con giữa Sửu và thằng Tí:
- TVS: vui mừng khi gặp lại con; muốn tự tử cũng là vì con, vì sống sẽ liên lụy đến con; không đi theo con vì muốn con được sống hạnh phúc, cuối cùng đành nhượng bộ trước tình cảm của con. - Thằng Tí: sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang để theo chăm sóc cho cha, để cho cha đỡ khổ, một mực không cho cha đi và đã thuyết phục được cha ở lại.
3. Câu 3: Tình huống nghệ thuật có kịch tính cao:
- Tình cha thương con và hp của con: Sửu thương con nhưng không muốn ở lại vì sợ liên lụy đến con của mình, muốn con được sống hp vì vậy Sửu mới bỏ ra đi.
- Giữa hp của con với tình con thương cha: Tí đang sống cuộc sống hp nhưng vì thương cha mà từ bỏ tất cả để trả hiếu cho cha.
4. Câu 4: Cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ: sống trung thực, giàu tình nghĩa, sẵn sàng hi
sinh hạnh phúc cá nhân vì người thân của mình.
5. Câu 5: Về nghệ thuật: kể chuyện sinh động nhưng mộc mạc, tự nhiên như lời kể trong c.sống
của người NB; m.tả nhân vật sinh động với những nét tính cách rất thực; ngôn ngữ mang đậm sắc thái của người NB nhưng do dùng hơi nhiều đã ảnh hưởng đến sự tiếp thu của người đọc.
Đọc thêm : “VI HAØNH”
Nguyễn Aùi Quốc
I. Mục đích yêu cầu :
- Thấy được bộ mặt thật của tên vua bù nhìn Khải Định qua ngòi bút trào phúng đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc
- Nắmđược đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc.
II. Chuẩn bị :
2. Học sinh : Đọc và trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc thêm.
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, diễn giảng,…IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : (30 phút) IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : (30 phút)
1. Câu 1: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: Sự nhầm lẫn của đôi thanh niên người Pháp xoay quanh câu chuyện về Khải Định: Khải Định trong con mắt họ là một con rối làm trò cười. 2. Câu 2: Tình huống truyện độc đáo: Sự nhầm lẫn “tôi” là Khải Định: Sự nhầm lẫn của đôi thanh niên người Pháp và sự nhầm lẫn của chính phủ Pháp.
-> Có tác dụng: thể hiện chủ đề của tp: tố cáo bản chất ăn chơi xa đọa của tên vua bù nhìn KĐ, sự câu kết giữa bọn td Pháp và pk tay sai trong việc đàn áp, bóc lột người dân VN; khắc họa nhân vật KĐ: để cho nhân vật tự phơi bày những bản chất xấu xa của mình trước công chúng -> nhân vật trở nên sinh động, chân thực hơn.
3. Câu 3: Hình tượng nhân vật Khải Định:
- Ngoại hình: mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh,…
- Ăn mặc lố lăng: đầu vấn khăn, đội nón (cái chụp đèn), ngón tay đeo đầy nhẫn, “đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”,…
- Nhân cách: ham chơi, ăn tiêu xa xỉ: “hay là hắn đã đem… cầm đồ rồi”,…
=> KĐ chỉ là một tên hề, 1 trò giải trí rẻ tiền: kho giải trí sắp cạn thì KĐ xuất hiện và xem KĐ mà
chẳng tốn tí tiền nào; KĐ chỉ là 1 con rối: ”nghe nói ông bầu nhà hát múa rối…thuê đấy”.
- Tính chiến đấu mạnh mẽ và ng.thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc: Vạch mặt bản chất thực của tên vua bù nhìn KĐ và bộ mặt xảo trá của bọn thực dân Pháp; cách tạo tình huống nhầm lẫn, cách nói mỉa mai, cách chơi chữ,… ngầm chứa một thái độ đả kích mạnh mẽ của tg.
Đọc thêm : TINH THẦN THỂ DỤC
Nguyễn Công Hoan
I. Mục đích yêu cầu :
- Hiểu được tính chất bịp bợp của bọn thực dân Pháp nhằm đánh lạc hướng thanh niên khi chủ trương “phong trào thể dục thể thao”.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
2. Học sinh : Đọc và trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc thêm.
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, diễn giảng,…IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : (25 phút) IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : (25 phút)
1. Câu 1: Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan hết sức độc đáo: Sau khi giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng, truyện gồm có 5 cảnh. Các cảnh đó có quan hệ với tờ trát: đều liên quan đến việc quan phủ tuyển trai đinh đi xem đá bóng và quan hệ với nhau: thái độ của tất cả những người bị buộc đi xem đá bóng: không muốn đi và họ còn kiếm tiền để sinh sống.
2. Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: m.thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng (tinh thần thể dục). Mâu thuẫn riêng của từng cảnh:
a) Cảnh 1: Nếu anh Mịch đi thì cả nhà anh sẽ khổ, sẽ chết đói, nhưng ông lí vẫn mặc kệ.
b) Cảnh 2: Bác Phô gái xin cho chồng được ở nhà nhưng ông lí nhất định bắt đi mặc dù chồng bác
đang bị ốm.
c) Cảnh 3: Bà cụ phó Bính xin cho con trai được ở nhà, phải hối lộ ông lí 3 hào và mướn người
khác đi thay và phải đi từ gà gáy theo lệnh ông lí.
d) Cảnh 4: Ông lí phái lính tuần đi bắt những người đi trốn: anh Cò bị bắt và bị lôi đi. e) Cảnh 5: Ông lí kiểm tra và chuẩn bị đưa 94 người có mặt đi xem đá bóng.
3. Câu 3: Ý nghĩa phê phán của truyện:
- Bản chất của sự phô trương hình thức và phê phán bọn tay sai hèn hạ.
- Đả kích bản chất xấu xa của bộ máy nhà nước đương thời: Làm tay sai cho giặc và đàn áp, bóc lột người dân vô tội một cách tàn nhẫn.
* LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN
I. Mục đích yêu cầu :
- Ôn tập, củng cố cách viết bản tin.
- Viết được bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà