Gợi ý trả lời các câu hỏi:
1. VHVN từ đầu tk 20 đến CMT8 phân hóa thành 2 bộ phận (công khai và không công khai). Bộ phận VH công khai lại phân hóa thành hai xu hướng chính: VH lãng mạn và VH hiện thực. Bộ phận VH không công khai có thơ văn CM, tiêu biểu là thơ văn s.tác trong tù.
Nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng: xem bài khái quát VHVN từ dầu tk 20 -> CMT8 - 1945.
2. Tiểu thuyết hiện đại khác với t.thuyết trung đại:
- Không còn kiểu kết cấu chương hồi và kết thúc truyện có hậu. TT HĐ có cốt truyện linh hoạt, chú trọng khai thác đời sống nội tâm của nv, ngôn ngữ gần gũi với đời sống; khai thác đề tài từ cuộc sống nhân dân, p.á được những m.thuẫn, xung đột XH, khắc họa thành công những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình,…
- Không xd nv theo kiểu thuyết giáo đạo đức. Nhân vật được phản ánh trong sự đa dạng về tính cách, suy nghĩ, tình cảm,…
3. “Vi hành”: Tình huống nhầm lẫn; “Tinh thần
thể dục”: Tình huống t.phúng: m.thuẫn giữa mđ có vẻ tốt đẹp và thực chất là tai họa; “Chữ người tử tù”: Tình huống éo le: những tâm hồn tri âm tri kỉ
bị đặt trong thế thù địch, việc cho chữ - một công việc đầy tính văn hóa - lại diễn ra trong chốn ngục tù hôi hám; “Chí Phèo”: Tình huống b.kịch: m.thuẫn giữa k.vọng sống lương thiện, k.vọng làm người và tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người.
4. Xem lại các bài học về “Hai đứa trẻ”, “Chữ
người tử tù” và “Chí Phèo”.
5. Nghệ thuật trào phúng của VTP: phát hiện
m.thuẫn và tạo tình huống trào phúng độc đáo (hạnh phúc của những người trong tang gia); ng.thuật m.tả đám tang; ng.ngữ mang giọng mỉa mai, giễu nhại; cách cơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo,… Đối tượng trào phúng: XH thượng lưu trí thức đương thời.
6. Hai m.thuẫn cơ bản: giữa việc xd CTĐ phục vụ
cho bọn hôn quân bạo chúa với đs khốn cùng của nd -> tg giải quyết theo qđ nd, nhưng không quy tội cho VNT và Đan Thiềm; giữa khát vọng sáng tạo ng.thuật to lớn với điều kiện khó khăn của đất nước -> VNT chết nhưng vẫn không biết mình sai, tg vẫn không trả lời được, điều này gợi cho người đọc những suy nghĩ riêng.
7. Dựa vào bài luyện tập ở bài “Chí Phèo”. 8. Dựa vào đoạn trích “Tình yêu và thù hận”.
3. Dặn dò : Ôn kĩ lại các kiến thức văn học theo các câu hỏi trong SGK ; soạn bài “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”. Lưu ý: thực hành phỏng vấn tại lớp. Các nhóm soạn và chuẩn bị
các câu hỏi và các câu trả lời sao cho phù hợp với chủ đề: Việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn ở trường THPT.
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VAØ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,…IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :