II. Cách bác bỏ:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. Mục đích yêu cầu :
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,…IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (80 phút) IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (80 phút)
1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp.
- Vào bài: Chúng ta đx dược tìm hiểu về hai nhà thơ mới là Xuân Diệu và Huy Cận. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một nhà thơ mới khác với một hồn thơ đau thương nhưng vẫn hướng về cuộc sống trần thế. Đó chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử.
2. Nội dung bài giảng :
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung
* HĐ 1 : HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- Yêu cầu nêu tóm tắt các ý chính về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Nhận xét và chốt lại các ý chính. * HĐ 2 : HD tìm hiểu bài thơ :
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, GV đọc lại một lần. - HD HS tìm hiểu bài
Dựa vào phần Tiểu
dẫn nêu các ý chính
về tác giả HMT, tác phẩm chính và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Bổ sung theo hướng dẫn của GV.
- Đọc bài thơ theo yêu cầu của GV. - Tìm hiểu bài thơ theo hướng dẫn của
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- HMT (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo.
- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn và mất tạ trại phong Quy Hòa.
2. Tác phẩm: SGK.
3. Hoàn cảnh sáng tác: SGK.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ:
- Câu hỏi tu từ : “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”: câu hỏi của chính tác giả -> tâm trạng nuối tiếc.
thơ theo gợi ý các câu hỏi Hướng dẫn học bài. (lần lượt từng khổ thơ). + Nêu câu hỏi và gọi HS trả lời, gọi các HS còn lại có ý kiến bổ sung, nhận xét. + GV nhận xé, diễn giảng bổ sung và chốt lại các ý trọng tâm. - Về phần nghệ thuật, nêu câu hỏi và diễn giảng, chốt lại ý chính để HS nắm rõ vấn đề.
* HĐ 3 : Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- Cảm nghĩ của bản thân sau khi tìm hiểu bài thơ này.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi phần Luyện tập. GV nhận xét, bổ sung và
GV.
+ Tìm hiểu và trả lời lần lượt các câu hỏi Hướng dẫn học bài. + Nghe GV nhận xét, diễn giảng bổ sung và chốt lại các ý chính. - Bổ sung phần nghệ thuật theo hướng dẫn của GV.
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi phần Luyện tập theo yêu cầu của GV.
- Câu 2 và 3: Vẻ đẹp vườn xứ Huế -> lời reo vui ngỡ ngàng: hình ảnh, màu sắc của tâm tưởng (xanh như ngọc).
- “mặt chữ điền”: gương mặt phúc hậu của cô gái Huế -> nét đẹp kín đáo, dịu dàng, nên thơ => Tâm trạng thiết tha đối với cuộc sống nơi thôn Vĩ của nhân vật trữ tình – HMT.
2. Khổ 2: Cảnh sông nước Vĩ Dạ với tâm trạng
nhân vật trữ tình:
- Câu 1, 2: gió, mây chia lìa, không gắn bó, dòng nước buồn thiu, hoa bắp khẽ lay động -> cảnh đìu hiu không có sự sống, hơi mộng ảo. - Câu 3, 4:
+ Câu hỏi tu từ : “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó … chở trăng về kịp tối nay?”
+ Cảnh mộng ảo: thuyền ai, sông trăng, tối
nay.
=> Tâm trạng hụt hẫng, chới với, lời thảng thốt đến tuyệt vọng: “có…kịp tối nay?”.
3. Khổ 3: Tâm sự của nhân vật trữ tình:
- Điệp ngữ “khách đường xa” và lời khẳng định “Áo em trắng quá nhìn không ra”: gợi sự mông lung, xa vời -> tâm trạng thảng thốt tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
- “Ở đây sương khói”: sương khói của thời gian, của không gian, của mối tình mong manh không hẹn ước, sương khói của trái tim quằn quại đau thương.
- “Ai biết tình ai có đậm đà?”: Ai ở đây là anh, là em, là tình anh, tình em -> câu hỏi thảng thốt mang nỗi buồn xót xa.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ – SGK.
cho điểm. bài học để trả lời.
Câu 3: Đây trước hết là 1 bài thơ về tình yêu; qua đó nó còn là tình quê, là tình yêu thiết tha, đằm thắm với đất nước quê hương.
3. Dặn dò : Học thuộc lòng bài thơ, nắm kĩ bài; soạn bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Ngày soạn : 15/01/2008
CHIỀU TỐI
(Mộ) Hồ Chí Minh
I. Mục đích yêu cầu :
- Thấy được một vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,…IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (55 phút) IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (55 phút)
1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp.
- Vào bài: Như chúng ta đã biết chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta không chỉ là một nhà Cách mạng lỗi lạc mà Người còn là một nhà văn hoá lớn, một nhà thơ nhà văn lớn của nền văn học nước nhà và của thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Người với tư cách là một nhà thơ.
2. Nội dung bài giảng :
HĐ của GV HĐ của HS Nội dung
* HĐ 1 : HD tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác :
- Yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tác tập “Nhật kí trong tù” và vị trí bài
Dựa vào phần Tiểu
dẫn nêu hoàn cảnh
sáng tác tập thơ “NKTT” và vị trí bài
I. Tìm hiểu chung:
1. Tập “Nhật kí trong tù”:
Được viết trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam (1942 - 1943), gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán
thơ “Chiều tối”.
- Chốt lại và yêu càu HS xem SGK.
* HĐ 2 : HD tìm hiểu bài thơ :
- Gọi HS đọc bài thơ:
phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- HD tìm hiểu bài thơ theo các câu hỏi Hướng
dẫn học bài. Chia lớp
thành 6 nhóm thảo luận câu hỏi số 3.
- Từng câu hỏi, gọi HS trả lời và GV nhận xét, diễn giảng bổ sung để định hướng HS bổ sung vào tập.
* HĐ 3 : Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- Hãy nêu chủ đề của bài thơ. Nêu cảm nhận của bản thân sau khi tìm hiểu bài thơ.
thơ “Chiều tối”.
- Đọc bài thơ theo yêu cầu của GV. - Tìm hiểu bài thơ theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV. - Từng câu hỏi, nêu ý kiến trước lớp và trao đổi, thảo luận trong lớp.
- Nghe GV nhận xét, đánh giá, diễn giảng để bổ sung các ý trọng tâm vào tập.
- Dựa vào phần Ghi
nhớ nêu chủ đề của
bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi
Luyện tập theo yêu
cầu của GV.
2. Vị trí bài thơ “Chiều tối”:
Là bài thứ 31 của tập thơ, cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu: Thiên nhiên vào buổi chiều: - Hình ảnh “chim”, “mây” thể hiện sự chia sẻ cảm xúc của Bác đối với thiên nhiên vào buổi chiều trên đường chuyển lao.
- Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên của chủ thể trữ tình.
=> Sự bình tĩnh về tinh thần, sự thư thái về tâm hồn.
2. Câu 3,4: Bức tranh cuộc sống:
- Điệp ngữ “ma bao túc” – “bao túc ma” (điệp vòng): sự bùng lên mạnh mẽ của ngọn lửa -> niềm vui của cô gái xây ngô.
- Nhãn tự “hồng”: màu sáng, tỏa ánh sáng, hơi ấm và niềm vui lên toàn bài.
=> Lòng yêu con người, yêu cuộc sống đến quên mình của Bác.
3. Nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ: - Tả cảnh: vừa có nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu xưa cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã đời thường).
- Ngôn ngữ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo: một số từ ngữ vừa gợi tả vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân); điệp vòng ở câu 3 và câu 4; nhãn tự “hồng” ở câu cuối.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ – SGK.
- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi phần Luyện tập. GV nhận xét, bổ sung và cho điểm câu trả lời tốt.