Phương pháp: Vấn đáp, nêu câu hỏi, diễn giảng, IV N ội dung và tiến trình bài dạy : (110 phút)

Một phần của tài liệu Giáo Án Ngữ Văn 11 cả năm (Trang 93 - 98)

1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Viết 1 đoạn văn ngắn, trong đó có dùng kiểu câu có khởi ngữ và phân tích tác dụng của khởi ngữ trong đoạn văn đó.

- Vào bài: Tình yêu là một đề tài muôn thuở của văn học. Quan niệm về tình yêu ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại cũng rất khác nhau. Chúng ta sẽ được thấy quan niệm về tình yêu của Sếch-xpia qua đoạn trích Tình yêu và thù hận.

2. Nội dung bài giảng :

HĐ của GV HĐ của HS Nội dung

* HĐ 1 : HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm: - Gọi 1 HS tóm tắt các đặc điểm chính về tg Sếch-xpia, GV chốt lại. - Gọi HS đọc đoạn tóm - Dựa vào phần Tiểu dẫn nêu các đặc điểm chính về tác giả và nội dung vở kịch. I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả:

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616), là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.

tắt nội dung vở kịch Rô- mê-ô và Giu-li-ét.

- GV nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của vở kịch , yc HS xem trong sách.

* HĐ 2 : HD tìm hiểu đoạn trích:

- Bước 1: Phân vai HS

đọc đoạn trích.

- Bước 2: HD HS trả lời

các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. Cho HS suy nghĩ độc lập và trả lời.

- Từng câu hỏi, cho nhiều HS nêu ý kiến. GV nhận xét đánh giá và bổ sung, cho điểm những HS tích cực phát biểu và có sự chuẩn bị bài chu đáo.

- Chốt lại các ý chính theo định hướng của GV. - Đọc văn bản theo sự phân công. - Trả lời lần lượt các câu hỏi hướng dẫn học bài theo yêu cầu của GV.

- Nghe bổ sung và chốt lại các ý chính theo gợi ý của GV.

kịch và hài kịch. TP của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la.

2. Vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”:

a) Xuất xứ: Được viết khoảng những năm 1594 –

1595, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na thời trung cổ.

b) Tóm tắt tác phẩm: SGK.

II. Đọc – hiểu:

1. Hình thức của các lời thoại:

- Trong sáu lời thoại đầu, hai nhân vật không đối thoại với nhau, cho dù trong lời thoại có nhắc đến tên nhau. Về hình thức, là các độc thoại. Trong kịch, cho dù là lời thoại là độc thoại nội tâm thì nv cũng phải nói to.

- Vì là độc thoại nội tâm, nên sáu lời thoại đầu bộc lộ cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm. Cách nói đầy những so sánh, ví von phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn bồn chồn của những người đang yêu.

- Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại, các nhân vật nói cho nhau nghe.

2. Tình yêu trên nền thù hận:

- Trong lời thoại của Giu-li-ét: “Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi”; “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”; “nơi tử địa”; “họ mà bắt gặp anh”; “Em chẳng đời nào mà muốn họ bắt gặp anh nơi đây”. - Trong lời thoại của Rô-mê-ô: “từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”; “tôi thù ghét cái tên tôi”; “chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu”.

- Cả hai đều ý thức được sự thù hận giữa hai dòng họ, song nỗi lo chung của hai người là lo họ không được yêu nhau, họ không có được tình yêu của nhau. -> Cả hai muốn vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù.

3. Tâm trạng của Rô-mê-ô:

- Bối cảnh: đêm khuya – trăng sáng. Thiên nhiên hòa cảm, đồng tình, trân trọng, chở che cho cuộc gặp gỡ.

- Trăng trở thành đối tượng để Rô ss với vẻ đẹp không thể sánh được của Giu. Rô ss Giu như “vừng dương” lúc bình minh; sự x.hiện của “vừng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, “nhợt nhạt”; ss đôi mắt của Giu với các ngôi sao và đó là “hai ngôi sao đẹp nhất của bầu trời” -> “Nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ ?”: Khía cạnh thứ 1: Kđ vẻ đẹp của đôi mắt vì lúc đó”cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng”; Khía cạnh thứ 2: “Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi” -> Khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt: “Kìa! Nàng tì má lên bàn tay! Ôi! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy”.

=> Qua tâm trạng khao khát yêu đương mãnh liệt của Rô, ta thấy đay là tình yêu chân thành, không vụ lợi mà cũng rất hồn nhiên trong trắng. 4. Tâm trạng của Giu-li-ét:

- Các lời độc thoại (2,4,6) của Giu cho thấy tình yêu mãnh liệt đang bùng lên và tâm trạng lo âu: thứ nhất là hận thù giữa 2 dòng họ; thứ 2 là không biết Rô có thật sự yêu mình không -> Giu

* HĐ 3 : Củng cố, kiểm tra đánh giá:

- Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi học đoạn trích này.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập. GV nhận xét và cho điểm câu trả lời tốt.

- Nêu suy ngĩ riêng của bản thân.

- Trả lời câu hỏi 1 theo yêu cầu của GV.

đang bộc lộ tâm trạng với chính mình: sự chính chắn trong suy nghĩ của Giu qua sự tự phân tích để đi tới kđ: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi” (“cái tên có nghĩa gì đâu?”; “Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi”; “Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!”).

- Các lời thoại 8, 10 cho thấy sự bất ngờ của Giu khi biết có người đang nhìn mình, đang nghe mình thổ lộ. Và khi biết đó là Rô thì Giu phấn chấn: “Tai tôi chưa nghe trọn …nhận ra tiếng ai rồi”. Nhưng nỗi lo sợ về mối hận thù giữa 2 dòng họ lại lóe lên và lo sợ Rô có thực sự yêu mình không? Nàng sợ Rô không thành thật.

- Lo sợ cho sự nguy hiểm đang chực chờ Rô: “nếu anh bị họ nhà em bắt gặp nơi đây”, “họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh”. Nhận thức được bức tường đang ngăn cách họ: bức tường đá của vườn nhà, bức tường của hận thù.

- Bức tường thù hận được dỡ bỏ bởi chính quyết tâm của 2 người, nhất là của Giu: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.

-> Sự day dứt trong tâm trạng của Giu cho thấy sức ép nặng nề của hoàn cảnh, thấy được sự vây hãm của mối hận thù truyền kiếp giữa 2 dòng họ, thấy được mối nguy hiểm đang đe dọa cả hai. 5. Tình yêu bất chấp thù hận:

- Đối với Rô, chàng đã gặp Giu, đã có được tình yêu của Giu và sẵn sàng làm tất cả vì tình yêu. - Đối với Giu, sự x.hiện cảm thức về bức tường cản trở là có thật, song đây không phải là sự tính toán thiệt hơn. Điều mà Giu cần là tình yêu chân thật của Rô, và tình yêu của Rô dành cho nàng là

tất cả.

=> Như vậy, tình yêu không xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền của thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, bị xóa đi vĩnh viễn, chỉ còn lại tình người bao la. Rô-mê-ô và Giu-li-ét trở thành bài ca ca ngợi và khẳng định tình yêu cao đẹp.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ – SGK.

* Luyện tập:

Câu 1: Tình yêu có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu làm cho tình người được nối lại. Tình yêu nâng đỡ, cổ vũ cho con người, tạo nên lẽ sống. Tình yêu, do đó, thực hiện chức năng bảo vệ và gìn giữ cho cuộc sống, giúp cuộc sống phát triển. Song phải là tình yêu chân chính.

3. Dặn dò : Đọc kĩ văn bản và nắm vững nội dung bài; soạn bài “Ôn tập phần văn học”.

* ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

I. Mục đích yêu cầu :

- Nắm vững và hệ thống hoá những tri thức cơ bản về VH Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì I trên hai phương diện lịch sử và thể loại. - Có năng lực phân tích VH theo từng cấp độ : sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ,…

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên : GA, SGK, SGV

2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,…IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (70 phút) IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : (70 phút)

1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Nêu suy nghĩ của bản thân về tình yêu giữa Rô và Giu. Từ đó nêu quan điểm của mình về tình yêu.

- Vào bài: Chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học ở học kì I.

2. Nội dung bài giảng :

HĐ của GV HĐ của HS Nội dung

* HĐ 1 : HD tìm hiểu phần nội dung:

Phần này, HS đã đọc SGK ở nhà, GV chỉ nhắc lại các kiến thức cần ôn tập. HS tham khảo trong SGK.

* HĐ 2 : HD tìm hiểu phương pháp ôn tập:

- Cho các nhóm trao đổi, thảo luận các câu hỏi theo sự chuẩn bị ở nhà của từng HS.

- Gọi nhóm bất kì trả lời câu hỏi và cho các nhóm còn lại có ý kiến. GV nhận xét và bổ sung, chốt lại từng câu hỏi để định hướng. Đọc và tìm hiểu các nội dung cần ôn tập theo hướng dẫn của GV.

Thảo luận các câu hỏi và trình bày trước lớp theo sự hướng dẫn của GV.

I. Nội dung:

Sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu Giáo Án Ngữ Văn 11 cả năm (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w