Lý thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 129 - 131)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.3.3. Lý thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến

Kế tục tư tưởng kinh tế của cha mình, J.M.Clark đã phân tích kinh tế trong trạng thái động. Ơng đặc biệt quan tâm phân tích chi phí sản xuất

để xây dựng nên các khái niệm như chi phí bất biến, chi phí khả biến, chi

phí giới hạn... Những khái niệm đó sau này được sử dụng để nghiên cứu kinh tế như việc xây dựng lý thuyết gia tốc, phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và giải pháp điều chỉnh chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt khái niệm chi phí giới hạn (chi phí cận biên) trở thành điểm xuất phát, cơ sở cho việc phân tích hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp và xác định quy mô sản xuất tối ưu.

Sự phân tích và phân chia tư bản của ơng khơng giống các đại biểu

của trường phái Cổ điển (tư bản cố định, tư bản lưu động) hay sự phân

chia của K.Marx (tư bản bất biến, tư bản khả biến). Mặc dù J.M.Clark có sử dụng các khái niệm “bất biến”, “khả biến” nhưng ông hướng việc

nghiên cứu vào phân tích các chi phí thực tế về tư bản để sản xuất sản

phẩm mà khơng nghiên cứu tư bản nói chung. Theo ơng, để sản xuất sản phẩm hàng hoá phải đầu tư các yếu tố như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,

nguyên nhiên vật liệu, lao động... Bởi vậy, cần đầu tư tiền (tư bản) để

chuyển hóa thành các yếu tố sản xuất trên. Tất cả những yếu tố đầu tư đó

được gọi là chi phí sản xuất. Ơng chia chi phí sản xuất ra làm hai loại là

chi phí bất biến và chi phí khả biến.

Chi phí bất biến là chi phí khơng thay đổi so với quy mô sản phẩm sản xuất ra. Đó là những khoản mà dù xí nghiệp sản xuất ít hay nhiều thậm chí khơng sản xuất vẫn phải chi phí. Thí dụ, những chi phí về thuê

đất đai, thuê nhà cửa, mua máy móc thiết bị, trả lương cho ban giám đốc

khi xây dựng xí nghiệp...

Chi phí khả biến là chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất sản phẩm và thường là thuận chiều với mức sản lượng. Thí dụ, chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, lương lao động trực tiếp sản xuất...

Chi phí bất biến và chi phí khả biến hợp thành tồn bộ chi phí của xí nghiệp hay cịn gọi là chi phí tồn bộ.

Từ khái niệm chi phí tồn bộ, kết hợp với việc vận dụng khái niệm “giới hạn” trong phân tích chi phí sản xuất, ơng đưa ra khái niệm chi phí giới hạn (hay cịn gọi là chi phí cận biên). Đó là chi phí tăng thêm để sản

xuất thêm một đơn vị sản lượng. Khi sản lượng tăng lên có thể chi phí

giới hạn sẽ giảm nhờ tận dụng hiệu quả hơn các yếu tố chi phí bất biến. Tuy nhiên, cũng vì tăng sản lượng (tăng cung) sẽ làm cho giá hàng hóa giảm. Nếu mức giảm chi phí giới hạn lớn hơn mức giảm giá hàng hóa doanh nghiệp vẫn có lợi và do vậy có thể tăng quy mơ. Khi mức giảm chi phí giới hạn và mức giảm giá cả hàng hóa cân bằng doanh nghiệp sẽ khơng có lợi khi sản xuất thêm và cần dừng quy mô sản xuất tại mức đó,

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)