Hoàn cảnh (tiền đề) suy tàn của trường phái Cổ điển

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 70 - 71)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.3.1.1. Hoàn cảnh (tiền đề) suy tàn của trường phái Cổ điển

Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX trường phái Cổ điển bắt

đầu suy tàn. Sự suy tàn của trường phái Cổ điển xuất phát từ hoàn cảnh

thực tiễn và tiền đề lý luận từ chính trường phái này.

Về mặt thực tiễn, đây là thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp

đến hồi kết thúc. Với sự chuyển biến mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều

hiện tượng kinh tế - xã hội mới nảy sinh. Khủng hoảng kinh tế (1825),

nạn thất nghiệp cũng đã xuất hiện, tình trạng bần cùng hóa người lao

làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản trở nên gay

gắt. Lúc này cũng đã xuất hiện sự phê phán chủ nghĩa tư bản và kinh tế

học tư sản cổ điển. Điều đó buộc các nhà kinh tế học phải đưa ra các lý

thuyết mới nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư bản và đã xa rời dần quan điểm của trường phái Cổ điển.

Về mặt lý luận, cơ sở hình thành các lý thuyết ở giai đoạn suy tàn của

trường phái Cổ điển bắt nguồn từ yếu tố phi khoa học (hay tầm thường,

theo cách gọi của K.Marx) của chính trường phái này. Từ phương pháp luận và lý luận của trường phái Cổ điển đã mang tính 2 mặt: vừa khoa học

vừa tầm thường, phản khoa học. Sau này các học giả tư sản đã kế thừa và

phát triển những yếu tố hạn chế của trường phái Cổ điển và làm cho nó trở

nên tầm thường hơn. Bởi vậy, K.Marx gọi đây là thời kỳ tầm thường hóa

trường phái Cổ điển (Kinh tế chính trị tầm thường).

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)