Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 109 - 112)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.3.2.2. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mớ

Chính sách kinh tế mới là sự đổi mới nhận thức một cách nhanh

chóng, kịp thời và hết sức kiên quyết, sáng tạo của V.I.Lenin và Đảng Cộng sản Nga lúc bấy giờ. Chính sách kinh tế mới có nội dung chủ yếu:

a. Thuế lương thực

Chính sách kinh tế mới được khởi đầu bằng việc ra đời của chính

sách thuế lương thực. Chính sách thuế lương thực đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong liên minh công - nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo V.I.Lenin, trong điều kiện nước Nga lúc này thì thuế lương thực:

“đó là một trong những vấn đề chính trị chủ yếu”8. Trước hết, V.I.Lenin

cho rằng để khôi phục và phát triển kinh tế, cần dùng những biện pháp

cấp tốc và cương quyết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và phát

triển mạnh lực lượng sản xuất của họ. Bởi vì, theo V.I.Lenin, “muốn cải thiện đời sống của cơng nhân thì phải có bánh mì và nguyên liệu. Đứng

về phương diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta mà nói thì

hiện nay “trở ngại lớn nhất là ở đó”.9

Bởi vậy, việc thay chính sách trưng thu lương thực (Chính sách cộng sản thời chiến) bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi

ích vật chất đó chính là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Để

thực hiện được nhiệm vụ trên, theo V.I.Lenin, phải áp dụng Chính sách

thuế lương thực với nội dung chính là:

- Nhà nước xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho

nông dân.

- Người nơng dân sau khi đã đóng góp thuế lương thực theo quy định,

được tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm cơng nghiệp

cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.

b. Khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp

V.I.Lenin xem vấn đề trao đổi hàng hóa như một hình thức chủ yếu

của mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, như một tiền đề cần thiết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, ông chủ trương phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường thực hiện sự trao

đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Cơ

chế trao đổi sản phẩm kinh tế hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu:

Một là, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hóa thúc đẩy q trình phân cơng lao động, khuyến khích sản xuất nơng nghiệp phát triển.

Hai là, là con đường để Nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một

cách vững chắc, sản xuất hàng hóa thúc đẩy nơng dân mở rộng diện tích canh tác và thâm canh. Kết quả là tổng sản lượng lương thực tăng lên, lượng lương thực Nhà nước có được qua con đường trao đổi và thu thuế tăng.

Ba là, làm sống động các ngành kinh tế và toàn bộ xã hội ở thành thị và nông thôn.

Như vậy, V.I.Lenin đã cụ thể hóa quan điểm “bắt đầu từ nơng dân”

trong hai chính sách: thuế lương thực và trao đổi hàng hóa.

Tuy vậy, để thực hiện trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, cần giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, nguồn hàng hóa cơng nghiệp để trao

đổi; Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế hàng hóa để thực hiện

Chính sách kinh tế mới với sự phục hồi và kích thích xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa của sản xuất hàng hóa nhỏ.

V.I.Lenin cho rằng, sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản là không tránh khỏi. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển đó là có hại cho cách mạng, bởi vậy, không được coi thường, buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy.

c. Sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước

V.I.Lenin chỉ ra rằng, trong một nước như nước Nga, kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế thì có trao đổi tự do, phát triển kinh tế nhỏ, tiểu tư sản

là sự phát triển mang tính tự phát tư bản chủ nghĩa. Đó là vấn đề khó

tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của nhà nước vô sản cần như thế nào?

Trong hồn cảnh đó, theo V.I.Lenin, chính sách đúng đắn nhất là giai

cấp công nhân cung cấp cho nông dân tất cả những sản phẩm công nghiệp mà họ cần dùng do những công xưởng lớn xã hội chủ nghĩa sản xuất ra để

đổi lấy lúa mì và nguyên liệu. Nhưng hoàn cảnh lúc này chưa làm được.

Vậy, cần phải làm thế nào? V.I.Lenin cho rằng, có hai cách giải quyết: Một là, không được ngăn cấm triệt để mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tiểu thương, mà sự trao đổi này là xu hướng không thể tránh khỏi khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. V.I.Lenin cho rằng “Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó”.

Hai là, hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào con đường chủ

nghĩa tư bản nhà nước. V.I.Lênin cho rằng đây là chính sách có thể áp

dụng được và duy nhất hợp lý.

V.I.Lenin nhiều lần khẳng định: Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát tư sản, nó gần chủ nghĩa xã hội hơn kinh tế của sản xuất hàng hóa nhỏ và tư bản tư nhân. Với việc thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và các

thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích

trung gian để chuyển sang chủ nghĩa xã hội, là phương thức để phát triển

mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Rõ ràng, cơ chế kinh tế của Chính sách kinh tế

mới mang tính chất quá độ, gián tiếp, theo hướng “không đập tan cơ cấu

kinh tế và xã hội cũ, thương nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản, mà là chấn hưng thương nghiệp bằng cách Nhà nước điều tiết những

cái đó nhưng chỉ trong chừng mực chúng sẽ được phục hồi lại”.10

Trong Chính sách kinh tế mới gắn với sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước, V.I.Lenin đã phát hiện tính quy luật của việc chuyển hóa kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân lên chủ nghĩa xã hội thơng qua hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát

triển nền kinh tế hàng hóa của Nhà nước trong thời kỳ quá độ, bảo đảm

sự phát triển vững chắc.

Ông đã chỉ ra những hình thức của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga lúc bấy giờ như: tô nhượng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Trong đó:

- Tơ nhượng, theo Lênin “là sự liên minh, một hợp đồng kinh tế với

tư bản tài chính ở các nước tiên tiến”.11

- Hợp tác xã của người tiểu nông, đây là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

- Hình thức thứ ba của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lĩnh vực thương mại, Nhà nước thu hút tư bản thương mại, trả hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ.

- Hình thức thứ tư là Nhà nước cho nhà tư bản thuê xí nghiệp, vùng mỏ, khu rừng, đất đai.

V.I.Lenin đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong

điều kiện một nước còn tồn tại phổ biến sản xuất nhỏ, đồng thời khẳng định “ở đây không phải là chủ nghĩa tư bản nhà nước đấu tranh với chủ

nghĩa xã hội mà là giai cấp tiểu tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa tư bản nhà nước với chủ nghĩa xã

hội”12; “chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến to lớn dù phải trả

10V.I.Lênin (1978), Toàn tập (T44), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.275.

11 V.I.Lênin (1978), Toàn tập (T43), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr 99.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)