Lý thuyết tích lũy tư bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 90 - 91)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.2.4. Lý thuyết tích lũy tư bản

Chiếm một phần quan trọng trong học thuyết kinh tế của K.Marx là học thuyết tích lũy tư bản. Khi nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư, K.Marx đã chỉ ra quá trình tư bản làm cho giá trị lớn lên như thế nào thì trong phần này ông chứng minh quá trình ngược lại, tư bản lớn lên như thế nào.

Vì mục đích theo đuổi giá trị thặng dư ngày một tăng và dưới áp lực cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải thường xuyên tăng thêm quy mô tư bản, do vậy phải tăng cường tích lũy tư bản. Đây là con đường làm tăng thêm quy mô tư bản bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, tức biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản bổ sung. K.Marx chỉ rõ thực chất tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Khi nghiên cứu tích lũy tư bản K.Marx đồng thời cũng phân biệt nó với các cách thức khác như tích lũy nguyên thủy tư bản, tập trung tư bản… Tích lũy tư bản sử dụng biện pháp kinh tế để làm tăng quy mô tư bản chứ không dùng bạo lực như tích lũy nguyên thủy tư bản. Tích lũy tư bản tạo nên giá trị tư bản mới bằng việc chuyển giá trị thặng dư mà thành, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư chứ khơng tập trung những tư bản sẵn có như trong tập trung tư bản. Tích lũy tư bản không chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt mà cả tư bản xã hội, trong khi tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt mà không ảnh hưởng tư bản xã hội.

Nghiên cứu tích lũy tư bản K.Marx đồng thời xác định các nhân tố

ảnh hưởng quy mơ tích lũy như, trình độ bóc lột sức lao động, trình độ

năng suất lao động xã hội, sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng và quy mô tư bản ứng trước. Ngồi ra, K.Marx cịn chỉ rõ quy luật chung của tích lũy tư bản là: Tích lũy tư bản tăng thì tích tụ và tập trung tư bản tăng; Tích lũy tư bản tăng thì cấu tạo hữu cơ tư bản (C/V) tăng; và Tích lũy tư bản tăng dẫn đến hậu quả xã hội tất yếu là làm gia tăng thất nghiệp và bần cùng hóa người lao động.

K.Marx đã phân tích q trình tích lũy tư bản trong điều kiện cấu tạo

hữu cơ (C/V) của tư bản tăng lên, tất yếu dẫn đến nạn thất nghiệp, bần

cùng hố giai cấp vơ sản. K.Marx nói “tích lũy tư bản càng tăng càng tích lũy sự giàu có về phía các nhà tư bản và tích lũy sự bần cùng, nghèo khổ về phía người lao động”.

K.Marx là người đầu tiên tìm ra quy luật vận động của tích lũy tư

bản. Ơng đã giải thích rằng, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, q trình tích tụ, tập trung tư bản sẽ làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư

bản ngày càng sâu sắc hơn. K.Marx cũng đã phân tích sự thay đổi về kết

cấu của tư bản trong q trình tích luỹ của nó và đã chỉ rõ giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)