Lý thuyết nhân khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 73 - 75)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.3.2.3. Lý thuyết nhân khẩu

Lý thuyết nhân khẩu của T.R.Malthus lần đầu tiên được công bố

trong tác phẩm “Kinh nghiệm về quy luật nhân khẩu” (1788) và đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu và quản lý nhà nước lúc đó ở Anh.

Về sau lý thuyết này được sửa đổi, bổ sung và công bố trong tác phẩm

“Những nguyên lý của kinh tế chính trị học” (1820). Đây có thể nói là lý thuyết trung tâm của ông.

Hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã dẫn đến sự phá

sản hàng loạt những người sản xuất hàng hoá nhỏ, nạn thất nghiệp và bần cùng ngày càng tăng. T.R.Malthus đã giải thích nguyên nhân của những hiện tượng này là do bản tính của con người gây ra, là do con người sinh

đẻ quá nhiều chứ không phải do chế độ xã hội. Ông đã áp dụng quy luật

tự nhiên vào lĩnh vực xã hội để giải thích ngun nhân của tình trạng đó. Theo ơng “Khả năng nhân dân số lên là vô cùng lớn hơn khả năng

đất đai sản xuất ra thực phẩm cho con người”. Ông đã đồng nhất con

người với sinh vật nói chung và cho rằng “Ngun nhân mà tơi nhìn thấy

là xu hướng thường xuyên biểu hiện ở sinh vật là sự gia tăng giống loài

nhiều hơn số lượng lương thực nằm trong tầm tay của mình”. Ơng cho rằng, nếu dân số khơng bị bất cứ một sự cản trở nào thì “nó sẽ tăng gấp

đôi cứ mỗi 25 năm và tăng lên từ thời kỳ này sang thời kỳ khác như vậy,

theo cấp số nhân… Còn những tư liệu sinh hoạt thì trong những điều kiện thuận lợi nhất bao giờ cũng chỉ có thể tăng theo cấp số cộng”.

Để chứng minh cho việc dân số tăng theo cấp số nhân, T.R.Malthus đã lấy số liệu thống kê ở Mỹ từ năm 1650 - 1790. Bên cạnh đó, ơng dựa

vào những tài liệu ở nước Pháp để chứng minh tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng.

Từ đó, ơng khẳng định với điều kiện nhất định trái đất chỉ cung cấp được một số lượng suất ăn nào đó nên cá nhân nào sinh ra ngồi mức

chung này sẽ khơng có quyền tham gia vào bữa tiệc chung của nhân loại. Nói cách khác đó là “nhân khẩu thừa”.

Để giải quyết nạn “nhân khẩu thừa” thời gian đầu ông chủ yếu tập

trung vào các biện pháp giảm dân số ngang với mức các tư liệu sinh hoạt:

đó là duy trì những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, đói rét, bần cùng, bệnh

tật, nạn dịch, chiến tranh… Những biện pháp này đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ trong giới nghiên cứu, thậm chí cả trong giới nhà thờ là tầng lớp mà ơng ủng hộ. Chính vì vậy về sau ơng đã có một số những

điều chỉnh mang tính tích cực hơn như giáo dục tình ái cho thanh niên,

quy định tuổi kết hôn muộn hơn, cải cách chế độ canh tác trong nông

nghiệp, cho tự do xuất nhập khẩu lương thực…

Ở góc độ nào đó, có thể nhận thấy lý thuyết nhân khẩu của

T.R.Malthus có điểm tích cực, là hồi chng cảnh tỉnh cho nhân loại về

khả năng bùng nổ dân số đang là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới, nhất

là các nước nghèo, nước kém phát triển.

Tuy vậy, về cơ bản, lý thuyết này là phản khoa học, thậm chí phản

động, thù địch với loài người, là sự cổ vũ cho chiến tranh. Điều này thể

hiện ở các nội dung chính sau:

Thứ nhất, về mặt phương pháp luận, ơng đã máy móc khi áp đặt vấn

đề có tính quy luật trong tự nhiên để giải thích cho xã hội lồi người. Lấy

một thế giới vô thức vận vào xã hội có ý thức, có tri thức, có lý trí.

Thứ hai, khơng có mối liên hệ nào giữa gia tăng dân số và của cải bởi

đây là hai vấn đề bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau do đó sẽ khơng

có mối liên hệ được gọi là “quy luật” giữa gia tăng dân số và của cải.

Thứ ba, số liệu ông sử dụng để chứng minh cho cái gọi là “quy luật” là không trung thực, thiếu khoa học. Không thể gán số liệu về gia tăng dân số của Mỹ với gia tăng của cải ở Pháp.

Thứ tư, những biện pháp được ông đưa ra để giải quyết tình trạng

đang cố gắng để kiểm sốt mức gia tăng dân số nhưng khơng phải bằng đói rét, bệnh tật, ốm đau chết chóc, giảm tuổi thọ, chiến tranh… mà bằng

những biên pháp tích cực như thường xuyên chăm lo sức khỏe con người, kéo dài tuổi thọ, xóa đói, đối thoại hịa bình…

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)