Lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 139 - 142)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.5.4. Lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng

Nếu trong lý thuyết “Của cải và nhu cầu”, A.Marshall nghiên cứu sự

biến đổi của cầu, lượng cầu do tác động của giá thì trong lý thuyết này,

ơng hướng đến nghiên cứu giá cả do tác động của cung, cầu. Trong nền kinh tế thị trường, cung, cầu và giá cả là ba nội dung quan trọng và tác

động lẫn nhau. Ông bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, bởi theo ông,

thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán kinh doanh hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu.

Ông giải thích rằng, trong cơ chế thị trường cạnh tranh hồn tồn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp cung và cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu. Sự cân bằng cung cầu và giá cả diễn ra tự phát đối với mọi thị

trường cá biệt. Điều kiện của sự cân bằng theo ông là giá cầu bằng giá

cung. Tuy nhiên, khi cung và cầu chưa cân bằng tức thị trường chưa cân bằng thì giá của người bán (ông gọi là giá cung) và giá của người mua

(giá cầu) là tách biệt nhau. Như vậy, tương ứng sẽ có ba loại giá: giá

cung, giá cầu và giá cân bằng.

Giá cung là giá mà người sản xuất có thể duy trì số lượng sản xuất ở

mức hiện tại. Để sản xuất cần có những chi phí do vậy giá cung được quyết

định bởi chi phí sản xuất. Những chi phí này là những chi phí cho những

giao dịch, những nỗ lực cần thiết đòi hỏi những thay đổi nhằm sản xuất hàng hoá, sự chờ đợi cần thiết để tiết kiệm tư bản. Đó là những chi phí thực tế của sản xuất, còn những số tiền đã trả hợp thành chi phí tiền tệ.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và chi phí tăng thêm. Chi phí ban đầu là chi phí mà doanh nghiệp phải trả bất kể có hay khơng có sản lượng. Chi phí phụ thêm là những chi phí về nguyên liệu, tiền lương

cơng nhân, nó tăng thêm khi gia tăng sản lượng. Tất cả những chi phí này là cơ sở để người bán xác định giá cung hàng hóa (Hình 5.4).

S

Số lượng Giá cả

0

Hình 5.4. Giá cả của cung

Giá cầu là mức giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hoá hiện

tại. Giá cầu do ích lợi giới hạn quyết định hay vận động theo nguyên lý

ích lợi giới hạn. Giá cầu phụ thuộc vào nhu cầu của con người về vật phẩm, mức thu nhập có thể chi tiêu và các yếu tố khác (như mốt, sở thích, những vật phẩm thay thế…). (Hình 5.5)

0

D

Số lượng Giá cả

Hình 5.5. Giá cả của cầu

Rõ ràng giá cung và giá cầu hoàn toàn có thể dao động bởi những

điều kiện ít cố định của các nhân tố tác động tới cung cầu. Khi cung và

bằng và số lượng tại mức giá đó gọi là số lượng cân bằng. Ơng nói: “Khi giá cầu ngang với giá cung, còn số lượng sản xuất thì khơng có xu hướng

tăng lên hay giảm đi; nó ở trong trạng thái cân bằng… Một sự cân bằng

tương tự là một sự cân bằng ổn định, nghĩa là giá dù có chệch đi đơi chút rồi cũng quay về ở đó, giống như quả lắc đồng hồ dao động quanh điểm cân bằng nhất của nó” (HÌnh 5.6).

Một vấn đề mà A.Marshall quan tâm là: Nếu giá cung do chi phí sản xuất quyết định, giá cầu do ích lợi giới hạn quyết định thì giá cả cân bằng

do cái gì quyết định? Và có thể có nhân tố nào tác động ảnh hưởng đến

giá cả cân bằng chung? Giải thích về vấn đề này, ông viết, “Cũng sẽ là

hợp lý khi tranh luận về luận điểm rằng lưỡi kéo trên hay lưỡi kéo dưới

cắt đứt mảnh giấy trắng, tương tự như hỏi rằng giá trị được quyết định

bởi lợi ích hay chi phí sản xuất?, vấn đề ở đây là thời gian”. Theo ơng, có một quy tắc chung là, thời kỳ mà chúng ta nghiên cứu càng ngắn (trong ngắn hạn) thì phải tính đến ảnh hưởng mà cầu tác động lên giá cả. Trái lại,

thời kỳ đó càng dài (trong dài hạn) thì ảnh hưởng của chi phí sản xuất

đến giá cả là quan trọng hơn vì đây là thời kỳ có thể đủ để điều chỉnh giá

cung, thay đổi chi phí.

s d

A

d' Giá cả

Đường cong cầu (D) Đường cong cung (S)

Giá cầu Giá cung R M R' 0 Số lượng A l à điểm c â n bằng, nơi giao nhau của các đ ư ờng cong cung v à cầu

Ngồi ra, theo ơng cần phải tính đến tình trạng độc quyền, thừa nhận sự ảnh hưởng của nhà nước đến sự thay đổi ít hay nhiều của giá cả. Mục

đích của các nhà độc quyền là làm sao để lợi nhuận ròng phải cao nhất,

do vậy họ có thể bán một số lượng sản phẩm ít hơn với giá cao hơn hoặc

tạo ra thói quen tiêu dùng cứng nhắc khó thay đổi để ép nâng giá. Đến

đây, ông thấy sự can thiệp của nhà nước bằng các chính sách và cơng cụ

kinh tế như thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá cung, can thiệp tổ chức độc

quyền nhất là các cơ sở công cộng sẽ ảnh hưởng đến giá cả và đặc biệt là có ý nghĩa về mặt xã hội. Hơn nữa, phải tính đến lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích đó là giá cả phải thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)